Theo VFA, đến thời điểm này số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký tăng 20%, góp phần vào việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong quý 3 với dự kiến khoảng 1,6-1,8 triệu tấn.
Tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại sáu tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, đến thời điểm này hợp đồng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký được tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc tăng lượng xuất khẩu gạo trong quý 3.
Theo VFA, lượng gạo xuất khẩu trong quý 3 sẽ đạt từ 1,6-1,8 triệu tấn.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo trong sáu tháng đầu năm của cả nước đã đạt 3,6 triệu tấn, với giá trị thu về là 1,87 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước tuy có giảm 2,3% về lượng, nhưng lại tăng 7% về giá trị.
Hoạt động mua bán gạo trên thị trường quốc tế đã gia tăng khi gần đây có tin
Trong số 10 thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam thì 3 thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái là Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Hồng Kông (Trung Quốc).
Về gá gạo xuất khẩu trung bình những tháng đầu năm đã đạt 513 USD/tấn, tăng 8,46% so với cùng kỳ 2009.
Thống kê của Cục Phát triển Thương mại Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết xuất khẩu gạo của Việt
Ông Vũ Thịnh Cường, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hồng Kông và Macau (Trung Quốc) dự báo, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Hồng Kông sẽ tiếp tục tăng trong sáu tháng cuối năm nay vì hiện đã có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Hồng Kông và Thâm Quyến (Quảng Đông-Trung Quốc) đề nghị cơ quan thương vụ của Việt Nam tại Hồng Kôngg và Macau giúp tìm nhà cung cấp gạo lớn và đảm bảo chất lượng.
Theo VFA, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tìm cách tiếp cận thị trường Brazil và Nam Mỹ. Nếu khai thông được thị trường này thì tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ được cải thiện.
Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu lương thực thế giới không ngừng tăng lên, trong đó có nhu cầu về gạo, thì với lợi thế là một nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao vị trí xuất khẩu gạo trong tương lai nếu tận dụng tốt lợi thế và cơ hội.
Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, ngành nông nghiệp phải quy hoạch diện tích trồng lúa; thực hiện việc chuyên canh những giống lúa có chất lượng mà Việt Nam có thế mạnh; ứng dụng dây chuyền công nghệ trong việc thu hoạch, bảo quản chế biến gạo để tạo ra những sản phẩm có chất lượng; đảm bảo sự thống nhất trong xuất khẩu gạo, tránh tình trạng bán phá giá làm giảm uy tín của hạt gạo Việt Nam./.