Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từng nêu rõ, tái cấu trúc nền kinh tế là yếu tố tiên quyết để kinh tế Việt Nam bứt phá nhanh và bền vững. Vậy, cần lựa chọn cách thức nào để việc tái cấu trúc nền kinh tế đạt hiệu quả nhất?
Tái cấu trúc theo ngành hàng
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tái cấu trúc các ngành hàng, lựa chọn các ngành hàng chủ lực cần lưu ý đến những thất bại của một số lĩnh vực ngành hàng mà chúng ta đã vấp phải, ví dụ như ngành ô tô. Việc không xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ khiến cho mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hoá cũng như xuất khẩu mặt hàng này của nước ta không đạt được như kỳ vọng. Ngay cả những những ngành hàng được coi là thành công như dệt may, da giày thì công nghiệp phụ trợ cũng gần như không có. Trong giai đoạn tới, khi chọn lựa được ngành hàng nào là chủ lực thì phải xây dựng ngay các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành hàng đó.
Hiện nay, công nghiệp hầu như không có sự gắn kết với các ngành nông nghiệp. Đối với đầu vào cho nông nghiệp như máy móc, vật tư... phần lớn chúng ta phải nhập khẩu. Đó là một thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp khi không biến được cả một vùng nông thôn rộng lớn thành thị trường nội địa cho công nghiệp. Còn đối với đầu ra của ngành nông nghiệp, theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược NNNT: “Một năm chúng ta sản xuất ra một lượng hàng hóa khổng lồ, trong đó một nửa là xuất khẩu nhưng lại đến 90% là sản phẩm thô, xuất dưới dạng không có nhãn mác. Nếu chúng ta làm chủ được công nghệ chế biến cà phê, cao su hay lúa gạo thì chúng ta sẽ có được một nền công nghiệp chế biến hiện đại. Như vậy, bản thân đầu vào và đầu ra của nông nghiệp đã là tiềm năng điều chỉnh lại công nghiệp”.
Phân bổ nguồn lực hợp lý
Trong nhiều năm qua chúng ta đã huy động và sử dụng rất nhiều nguồn lực của cả trong nước và ngoài nước để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn lực này còn hạn chế, thể hiện qua hệ số hiệu quả đầu tư ICOR của chúng đang ở mức 8, một mức quá cao so với các quốc gia khác đang trong giai đoạn phát triển.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, trong tái cơ cấu nền kinh tế thì việc các địa phương sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hợp lý hay không là một trong những vấn đề cần bàn. Hiện nay, chúng ta đang phân cấp và có nhiều cơ chế thuận lợi tạo sự tự chủ cho các địa phương phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý, giám sát cũng như có những chiến lược tổng thể thì vì sự cát cứ, vì những lợi ích cục bộ, mà nhiều khi các nguồn lực của quốc gia sẽ bị lãng phí, thậm chí là tự triệt tiêu lẫn nhau. Ví dụ như việc kết nối giữa các KCN Hà Nội và Bắc Ninh. Trong khi Bắc Ninh đã rót vốn đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng thuộc tỉnh mình thì Hà Nội lại không mấy hào hứng do tâm lý sợ nhà đầu tư sẽ chuyển qua Bắc Ninh, nơi có đầu vào rẻ hơn. Việc kết nối giữa Long An và TP.HCM cũng tương tự, Long An làm, còn TP.HCM không vội. Các địa phương này quên mất rằng điều đó đồng nghĩa với việc các nguồn lực quốc gia đang không được sử dụng hiệu quả. Câu chuyện các tỉnh trong cùng một vùng đua nhau đòi xây dựng cảng, xây dựng sân bay; hay việc phá vỡ quy hoạch các ngành thép, xi măng… cũng là những ví dụ rất điển hình cho sự lãng phí nguồn lực quốc gia.
Ở một góc nhìn khác, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbringt đánh giá việc phân bổ các nguồn lực giữa các khu vực kinh tế không hợp lý trong những năm qua đang khiến nền kinh tế mất cân đối. Điều này được thể hiện rõ khi khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp 34% GDP, chiếm hơn 33% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng tới 87% lao động xã hội. Điều đáng bàn là trong khi khu vực kinh tế Nhà nước được hưởng rất nhiều ưu đãi về vốn và đất đai nhưng hiệu quả lại kém hơn hẳn khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế, khu vực nào có hiệu quả nhất trong nền kinh tế thì phải được phân bổ nguồn lực một cách tương ứng, những khu vực nào kém cạnh tranh và không tạo được giá trị gia tăng thì việc phân bổ nguồn lực phải giảm đi.
Trong nhiều năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn lực lớn giúp chúng ta phát triển kinh tế. Tuy nhiên ở từng thời điểm, ở từng trình độ phát triển, chúng ta cần phải có những chiến lược thu hút FDI phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của những luồng vốn này. Theo TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay 60 tỷ USD vốn FDI đã được giải ngân, tuy nhiên số tiền mà ngân sách nhà nước thu về từ các doanh nghiệp FDI mỗi năm chỉ khoảng 1,5 tỷ USD. Con số này là quá nhỏ bé so với những ưu đãi về nguồn lực mà các doanh nghiệp FDI được hưởng như đất đai hay tài nguyên thiên nhiên. Một điểm đáng lưu ý khác là dòng vốn FDI đang đổ dồn quá nhiều vào các lĩnh vực đất đai, bất động sản.
Tái cấu trúc theo hướng chú trọng chất lượng
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu rõ, kinh tế Việt
Để tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần xác định những tiền đề như: Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, gắn với cải cách hành chính, phát triển mạnh thị trường công nghệ; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ độc quyền, kiểm soát độc quyền tự nhiên; phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Tăng trưởng trong tương lai của Việt