Số liệu thống kê hải quan mới nhất cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cả nước tính đến ngày 15/9 đạt 104,5 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,29 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2009. Đáng chú ý là trị giá xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI là 22,2 tỷ USD, tăng mạnh tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2009.
So sánh với cùng kỳ năm 2009, trị giá xuất khẩu của nhiều nhóm hàng tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9 tăng cao. Cụ thể: hàng dệt may đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 19,7%; giày dép: 3,4 tỷ USD, tăng 21,2%; thủy sản: 3,2 tỷ USD, tăng 14,1%; gạo: 2,4 tỷ USD, tăng 10%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 2,3 tỷ USD, tăng 31,3%; gỗ & sản phẩm gỗ: 2,27 tỷ USD, tăng 37,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 2 tỷ USD, tăng 58,9%; cao su: 1,29 tỷ USD, tăng 95,2%;…
Một số nhóm hàng có tốc độ tăng vượt bậc như: hóa chất: 162 triệu USD, tăng 211,7%; sắt thép: 702 triệu USD, tăng 208%.
Về nhập khẩu, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9, trị giá hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu là 56,25 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009 với 39/43 nhóm hàng nhập khẩu chính đạt tốc độ tăng trưởng dương. Trong đó có nhiều nhóm hàng có trị giá tăng rất cao, trên 50% như: đá quý, kim loại quý & sản phẩm: tăng 241,6%, phương tiện vận tải và phụ tùng khác tăng 88,1%, sản phẩm kim loại thường tăng 76,6%, kim loại thường tăng 76,3%, bông tăng 82,3%, cao su tăng 64,6%, lúa mỳ tăng 55,1%, sản phẩm từ dầu mỏ tăng 52,7%,…
Đối với khu vực FDI, giá trị hàng hóa nhập khẩu là 24,1 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Đóng góp nhiều nhất vào mức giảm kim ngạch nhập khẩu kỳ 1 tháng 9 so với kỳ 2 tháng 8 là các mặt hàng như: xăng dầu giảm 232 triệu USD, phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 184 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 160 triệu USD, vải giảm 24,6 triệu USD, phôi thép giảm 24 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may giảm 22 triệu USD, phân bón giảm 21,5 triệu USD,…
Như vậy, trong 9,5 tháng qua, Việt