Trung bình mỗi ha ớt Hiểm Lai 207 đang cho người dân xã Thanh Ninh (Phú Bình) thu nhập trên dưới 190 triệu đồng. Những người dân khi được hỏi về hiệu quả loại ớt này đều tỏ rõ sự hồ hởi và có chung nhận xét: Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất từ trước đến nay. Bởi thế, ngày càng có nhiều hộ dân trên địa bàn Phú Bình chọn ớt Hiểm Lai 207 để phát triển kinh tế.
Ớt Hiểm Lai 207 (người dân thường gọi tắt là ớt lai 207) bắt đầu được trồng ở xã Thanh Ninh từ khoảng 4 năm về trước. Đây là loại ớt có nguồn gốc xuất sứ từ
Giá trị kinh tế mang lại từ loại ớt này là rất lớn nên người dân trong xã đã và đang tận dụng mọi diện tích đất có thể để trồng ớt. Nếu trước đây, những chân ruộng thấp, thuận lợi về nước, cấy được 2 vụ được xem là "có giá" thì nay, chân ruộng cao (ruộng vàn) lại đang là của quý của các gia đình vì loại ruộng này rất thích hợp để trồng ớt. Nhiều hộ dân sẵn sàng đổi ruộng 2 lúa lấy ruộng vườn với tỷ lệ 10-8 nhưng không đổi được. Nhiều mảnh vườn trước đây bỏ không hoặc trồng những cây kém hiệu quả giờ cũng được người dân phủ kín bằng những luống ớt. Nhờ cây ớt mà nhiều gia đình nơi đây đã thoát được nghèo và mức sống được nâng lên rõ rệt.
Ông Nguyễn Khắc Giáp, xóm Phú Yên chia sẻ: Đầu tư trồng 1 sào ớt cả năm chỉ tương đương với đầu tư 1 sào ngô/vụ (trên dưới 600 nghìn đồng) mà thu nhập thì lại cao hơn gấp 3-4 lần, khoảng 10 triệu đồng. 4 năm trồng ớt, chưa bao giờ sản phẩm của gia đình ông bị "ế", có chăng chỉ là giá cả thỉnh thoảng không ổn định. Dù vậy, khi giá ớt chỉ được mua với giá thấp nhất (8-9 nghìn đồng/kg) thì so với nhiều loại cây trồng khác như: lúa, ngô... thu nhập từ ớt vẫn cao hơn hẳn. Ông Giáp nói vui: Mỗi khi cần tiền tiêu vặt, thay vì nghĩ đến việc bán thóc, bán ngô, người dân chúng tôi giờ chỉ cần "dạo quanh" vườn ớt là lại có một, vài trăm nghìn.
Ngoài Thanh Ninh, một số xã khác trên địa bàn huyện Phú Bình cũng đang trồng loại cây này, như: Tân Đức, Dương Thành, Lương Phú, Kha Sơn, thị trấn Hương Sơn... Ớt chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan và một phần nhỏ bán tại thị trường trong nước để làm tương ớt. Có 2 công ty thường xuyên đến huyện thu mua là Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu ở tỉnh Hải Dương và Lạng Sơn. Theo những gia đình thu mua ớt ở xã Thanh Ninh thì lượng ớt mà người dân trên địa bàn huyện sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thu mua của các công ty này. Vì thế, việc mở rộng diện tích trồng ớt là điều hoàn toàn khả quan và cần được các cấp chính quyền quan tâm. Hơn nữa, do đây là loại cây trồng ngắn ngày, chi phí đầu tư không cao, thích hợp với loại đất pha cát, ở những chân ruộng cao nên người dân không phải quá lo ngại đến chuyện được - mất.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Chất, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Ninh - một trong những người đầu tiên đưa cây ớt lai 207 về trồng tại xã thì: Khó khăn lớn nhất mà người trồng ớt hiện đang gặp phải chính là thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh. Nhiều người vì thấy lợi nhuận cao nên cũng tham gia mà không biết rằng, trồng ớt ở những chân ruộng thấp sẽ bị chết rút khi gặp trời mưa to và kéo dài... Từ kinh nghiệm có được sau nhiều năm trồng ớt và ươm cây giống, ông Chất khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng cây giống từ những quả ớt do mình trồng ra mà nên mua ở những vườn ươm bằng hạt giống có xuất sứ tại