Một thực tế đáng buồn: Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khó thâm nhập thị trường các nước vì yếu khâu thiết kế sản phẩm trong khi có các điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, nhân lực, kỹ năng…
Tiềm năng bỏ ngỏ
Bà Setsuko Okura, Giám đốc điều hành Công ty Osmic Ltd., chuyên gia hàng đầu về mặt hàng quà tặng tại Nhật Bản nhận xét, nguyên liệu và các sản phẩm của Việt Nam rất phong phú đa dạng. Nhiều loại nguyên liệu sẵn có do Việt
Bên cạnh đó, người Việt
Về đồ gốm của Việt
Đối với sản phẩm sơn mài, với thị trường Nhật Bản, thiết kế, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với người Nhật, dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sừng trâu, gỗ, đá cũng rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng vì đây là những sản phẩm sử dụng nhiên liệu tự nhiên và phù hợp với không gian nhỏ, hẹp nhưng lại mang tính trang trí cao.
Tuy nhiên, việc thâm nhập thị trường các nước của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt
Tiếp cận thị trường Nhật Bản là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt
Để thắng được trong cuộc cạnh tranh quốc tế, điều quan trọng là phải tăng cường năng suất và hiệu quả, cần phải có hệ thống sản xuất giá thành thấp. Với thị trường Nhật Bản, “bạn sẽ không thâm nhập được đếu bạn không có cái của riêng mình, tức tính độc đáo và “cá tính” trong mỗi sản phẩm”, bà Okura chia sẻ.
Cạnh tranh- không chỉ là giá cả
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2009, kim ngạch hàng túi da của Việt Nam được nhập vào Nhật Bản đạt 7,1 triệu yên, chiếm khoảng 1,8% tổng giá trị hàng nhập khẩu về túi da của đất nước mặt trời mọc, trong đó, tỉ lệ hàng thủ công mỹ nghệ chiếm thị phần rất nhỏ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hàng Việt
Ông Takata, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm tại Nhật Bản cho rằng, chất lượng sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt hơn nhưng mẫu mã các sản phẩm định xuất đi Nhật Bản thì hầu như chưa có tiến bộ, trong khi đây là một trong những yêu tố (bên cạnh chất lượng, giá cả) tác động trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của mặt hàng này.
Về chất lượng, sản phẩm của một số doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề, ví dụ vải bị phai mầu hoặc bị co giãn sau khi giặt, hàng sơn mài mới chỉ chú ý làm tốt phần trên hoặc phần bên ngoài còn phần trong và đáy chưa được chú trọng hoặc chỉ làm qua loa. Hàng thêu tay tuy rất công phu nhưng hoạ tiết lại quá phức tạp hoặc màu sắc quá loè loẹt, sặc sỡ.
Còn theo bà Setsuko Okura, người tiêu dùng Nhật Bản luôn đòi hỏi về chất lượng rất tỉ mỷ, khắt khe. Đối với các sản phẩm quà tặng, thủ công mỹ nghệ,… người ta mua về không những chỉ để phục vụ cho mục đích sử dụng mà còn để trang trí.
Theo đó, thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nếu chỉ bằng giá cả cạnh tranh thì không đủ. Khác với các mặt hàng quà tặng thông thường, hàng trang trí nội thất là mặt hàng đẳng cấp cao phục vụ cho tầng lớp trung lưu trở lên. Vì thế, giá có thể cao một chút nhưng bản thân sản phẩm phải có sự hấp dẫn, ngoài giá trị sử dụng còn phải mang ý nghĩa trang trí, độc đáo và hiếm lạ.
Theo ông Takata, để khắc phụ tình trạng này cần phải bắt đầu từ khâu cải tiến mẫu mã. Ông cho rằng thiết kế sản phẩm là vấn đề nan giải nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Có những sản phẩm thủ công đang được các doanh nghiệp Việt Nam “cố” xuất sang Nhật Bản trong khi mặt hàng này đã có ở Nhật vào những năm 70. Bên cạnh đó, sự đơn điệu về mẫu mã và sự cạnh tranh từ các nước như Trung Quốc, Myanmar cũng khiến sản phẩm từ Việt Nam khó giữ vững được chỗ đứng tại thị trường khó tính này.
Bà Setsuko Okura nhấn mạnh, thị trường Nhật cũng giống các nơi khác, rằng “bạn phải cung cấp cái người ta cần chứ không phải cái các bạn có”. Để làm được điều này, trước hết phải thay đổi tư duy, bao gồm cả về mẫu mã, chất lượng, tìm đối tác, văn hoá và cách tiếp cận thị trường…
Theo các chuyên gia, trong khi chờ đợi tìm nguồn hỗ trợ từ nước ngoài, Chính phủ Việt Nam nên có chiến lược cấp tốc đào tạo những nhà thiết kế sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nhằm vào thị trường Nhật. Hệ thống giáo dục của Việt Nam nên tăng cường thêm nhiều chuyên ngành thiết kế sản phẩm, nhiều trường đào tạo những nhà thiết kế để đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường.
Việc hợp tác, việc đưa sinh viên sang học hỏi, tìm hiểu chuyên ngành thiết kế sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Có như vậy mới hy vọng tạo bước đột phá mang tính kỹ thuật, tạo ra nhiều loại sản phẩm được thị trường đón nhận, trong đó có thị trường Nhật./.