Một năm khó khăn và đầy sóng gió đã qua đi. Bằng bản lĩnh và sự sáng tạo của mình, các doanh nghiệp Việt Nam đã “vượt cạn” một cách ngoạn mục, góp phần đưa đất nước vượt khủng hoảng thành công.
Năm 2009 là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt
“Vượt cạn” thành công
Một năm khó khăn và đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt
Bên cạnh sự tiếp sức rất kịp thời của chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, thì chính nỗ lực tự thân của các DN là yếu tố quyết định. Tôi luyện qua 2 năm đầy thử thách, DN đã có sự chuyển biến rất đáng kể trong nhận thức, có sự vươn lên rất kiên cường; đặc biệt, nếu trước đây liên kết là điểm yếu cố hữu của DN, thì trong khó khăn, các DN đã có sự hỗ trợ nhau rất tích cực; cùng với đó là nỗ lực tìm tòi, quyết đoán để tìm đường vượt qua sóng gió. Điều đó cho thấy khả năng tự thích ứng với tình hình và vươn lên của DN Việt.
Còn ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - trong lần trả lời báo chí gần đây khẳng định, phần lớn DN Việt Nam đã “vượt cạn” thành công, trụ vững trong điều kiện suy thoái kinh tế. Điều đó chứng tỏ khả năng chịu đựng dẻo dai, khẳng định tinh thần kinh doanh của DN Việt
Tái cấu trúc doanh nghiệp - yêu cầu cấp thiết
Ông Vũ Tiến Lộc nhận xét, dù phát triển, trưởng thành khá nhanh và có sự cố gắng lớn, nhưng phải thừa nhận rằng tính chuyên nghiệp của DN Việt Nam vẫn còn rất non kém, còn có khoảng cách khá xa với các nước trên thế giới. Việc đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có giá trị, tạo ra những cái mới, những sản phẩm có năng lực cạnh tranh không chỉ bằng chi phí mà cạnh tranh bằng chất lượng, bằng sự khác biệt thì DN Việt vẫn chưa làm được, vẫn chưa có sự bứt phá, đột biến. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định: “Khi nền kinh tế thế giới bắt đầu một giai đoạn mới, chuẩn bị cho sự hồi phục, sẽ là một giai đoạn cạnh tranh khốc liệt giữa các DN, thậm chí còn gay gắt hơn giai đoạn trước khủng hoảng. Bởi vậy, sẽ là khó khăn rất lớn nếu các DN vẫn giữ nguyên cơ cấu như cũ”.
Trong năm 2010, một nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ đưa ra là thực hiện một bước tái cấu trúc nền kinh tế; trong đó nội dung quan trọng là tái cấu trúc DN. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng: Yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là 1 trong 3 yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp các DN Việt Nam có thể tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh (hai điểm còn lại là cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực hạ tầng cơ sở - PV). Ngoài ra, cũng cần phải có một bước chuyển quan trọng trong liên kết giữa các doanh DN, đặc biệt giữa các DN lớn trong khu vực kinh tế quốc doanh với DNV&N thuộc khu vực tư nhân; DN đầu tư nước ngoài và DN trong nước. Những mối liên kết đó trong thời gian qua còn lỏng lẻo. Do vậy, cho dù đã có những ngành công nghệ cao, có DN lớn, dự án lớn mà vẫn không lan tỏa được đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Một yếu tố cũng rất quan trọng để tăng cường sự liên kết giữa các DN chính là phát triển công nghiệp phụ trợ. Ông Lộc cho rằng, hiện nay, thực chất chưa có ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt
Dù đã có sự xuất hiện của những thương hiệu hàng đầu về công nghệ cao ở Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao của thế giới, như vậy thực chất Việt Nam không có ngành công nghệ cao. Tuy nhiên để làm được việc đó, chúng ta cần có một chặng đường khá dài, đó cũng là định hướng của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, để vươn tới những công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút nhiều hơn đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ.