Các ngân hàng thương mại sẽ bị phạt bởi nếu bị thanh tra phát hiện vì không tuân thủ Luật tín dụng.
Thời gian gần đây, trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang tìm cách lách luật để giữ chân khách hàng cũ cũng như hút vốn khách hàng mới. Tình trạng này đang dẫn đến cơ cấu huy động vốn và cho vay của các NHTM mất cân đối và không minh bạch, đặc biệt người vay vốn sẽ tiếp tục khó có cơ hội vay lãi suất hợp lý trong thời gian tới.
Trước thực trạng này, trong tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 04 quy định các NHTM phải áp dụng lãi suất không kỳ hạn đối với khách hàng rút vốn trước hạn. Quy định này nhằm chấn chỉnh việc rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang gửi ở nơi có lãi suất cao gây xáo trộn nguồn vốn, đồng thời các NHTM chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Để “đối phó” với quy định này, 2 tuần trở lại đây, nhiều NHTM bắt đầu tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn lên rất cao, chỉ cách trần lãi suất huy động hiện nay 2-3%/năm.
Cụ thể, NHTM Cổ phần Á châu từ ngày 25/3/2011 tăng mạnh lãi suất tiền đồng Việt
Nhận định về thực trạng này, TS Nguyễn Trọng Tài – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng cho rằng, các NHTM không nên làm như vậy bởi vì luật đã quy định khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhưng có quyền rút trước hạn thì về nguyên tắc khách hàng phải chịu lãi suất phạt. Khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra phát hiện ra điều này sẽ phạt bởi NHTM không tuân thủ Luật tín dụng, lãi suất chỉ phát sinh thêm khi điều kiện thị trường quá phức tạp quá khó khăn. Theo TS Nguyễn Trọng Tài, bản thân các ngân hàng cũng phải tạo lập thị trường ổn định chứ giành dật nhau sẽ tạo ra sự mất ổn định của thị trường.
Việc đẩy lãi suất không kỳ hạn lên cao cho thấy thanh khoản của nhiều ngân hàng đã lên đến mức cảnh báo. Theo TS Nguyễn Trọng Tài thì những động thái này sẽ tạo ra những cơn sóng ngầm, những cuộc đua lãi suất không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại và điều nguy hại hơn nữa tạo ra tâm lý kì vọng cho khách hàng khi gửi tiền là luôn chờ đợi các ngân hàng đưa ra một lợi ích gì đó?
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Tài lý giải: Nếu như ngân hàng A đưa ra một chính sách hấp dẫn thì khách hàng sẽ rút vốn từ ngân hàng A sang ngân hàng B, tức là các ngân hàng sẽ tạo ra chính sách rút ruột của nhau tạo ra sự bất ổn trên thị trường và ngược lại sẽ tạo ra tâm lý chờ đợi từ phía khách hàng. Điều này rất không nên đứng cả về phía thị trường và về phía tâm lý kỳ vọng của khách hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, rất có thể động thái này của các ngân hàng và áp lực lạm phát sẽ khiến nguồn vốn huy động thời gian tới tiếp tục dồn vào kỳ hạn ngắn, khiến hoạt động của các ngân hàng hứng chịu nhiều rủi ro lớn về thanh khoản do quy định của Ngân hàng Nhà nước là các NHTM chỉ được dùng 25% huy động không kỳ hạn.
Rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đảm bảo sự minh bạch thị trường tiền tệ, tiến tới ổn định mặt bằng lãi suất và đảm bảo nguồn vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định sản xuất kinh doanh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: “Về lâu dài, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cơ bản hơn, đó là ổn định kinh tế vĩ mô giảm lãi suất, trên cơ sở đó huy động tiền của người dân vào các kênh thanh toán, giảm bớt số vàng ngoại tệ mà hiện nay người dân đang nắm giữ”.
Trong bối cảnh cả nước quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết 11 của Chính phủ, các NHTM cần tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, không nên vì cạnh tranh không lành mạnh tạo ra những cuộc đua gây bất ổn cho thị trường tiền tệ.
Nếu cần vốn nhanh, các NHTM còn kênh vốn từ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, vì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ cơ cấu huy động vốn của các NHTM cũng như việc sử dụng nguồn tái cấp vốn, không để các NHTM đưa nguồn vốn này đẩy vào tín dụng.
Bên cạnh đó cần kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới mức 20% của các NHTM theo đúng Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội.