Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, ngành Dệt may Việt Nam đã đứng vững và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, duy trì được vị trí Top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.
Xuất khẩu tăng cao
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt
Theo Vitas, với kim ngạch xuất khẩu này, giá trị ngoại tệ thực hưởng sau khi trừ nguyên liệu nhập khẩu của toàn ngành năm nay ước tăng khoảng 18%, đạt ít nhất trên 4,5 tỉ USD.
Như vậy, dệt may sẽ trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí Top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.
Tại Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Dệt may Việt Nam diễn ra hồi tháng 11 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá cao sự đóng góp của ngành dệt may đối với nền kinh tế đất nước. Phó Thủ tướng khẳng định: ngành Dệt may đã vượt qua khó khăn, trụ vững tại thương trường trong nước và đủ sức cạnh tranh với thế giới, đi bằng con đường chất lượng, thương hiệu thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường, cũng như giải quyết tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. So với tổng lượng xuất khẩu cả nước là khoảng hơn 70 tỷ USD thì ngành Dệt may đang chiếm tỷ trọng lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Theo các chuyên gia, sở dĩ các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có được hợp đồng sớm cho năm 2011 là do các nhà đặt hàng tìm thấy sự tin tưởng về chất lượng tay nghề, giá cả phù hợp cho sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế với tiến độ giao hàng đúng hạn nên các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang được đánh giá rất cao. Và đơn đặt hàng được chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt
Thị trường nội địa khởi sắc
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng đã coi trọng hơn thị trường trong nước với dân số 86 triệu người và thu nhập ngày càng tăng lên. Thị trường dệt may trong nước trong nước ngày càng khởi sắc hơn và đã có nhiều doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình. Doanh thu hàng may mặc đạt khoảng 3-3,5 tỷ USD tại thị trường nội địa, tăng trưởng 15-18%/năm.
Thực hiện chiến lược phát triển thị trường nội địa của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu thị trường, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thịtại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn; tham gia tích cực vào các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Doanh nghiệp dệt may đồng hành cùng đồng bào biển đảo của Tổ quốc”, nhiều doanh nghiệp không những tăng thêm được doanh thu, lợi nhuậnmà còn thiết lập, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước.
Số lượng đơn vị đầu tư xây dựng thương hiệu đã tăng lên mạnh mẽ. Các nhãn hàng Việt Nam như Nino Maxx, N&M, Foci, Sanciaro, Mahattan, Mattana, De Celco, Sanding, F C, Wow, Vera, Brillant, Burtley, Three Camel, F house, An Phước, Thaituan, Pharon, Chambray, Molis… đã xuất hiện với mật độ ngày càng lớn bên cạnh những thương hiệu thời trang cao cấp phương Tây đang bùng nổ tại thị trường TP.HCM và Hà Nội.