Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 795.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng 5.000ha so năm ngoái, phấn đấu đạt sản lượng 2,4 triệu tấn; trong đó sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 1,65 triệu tấn và thủy sản nước mặn, lợ đạt 750.000 tấn.
Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu (phục vụ xuất khẩu), tôm càng xanh, cá điêu hồng, cá chim trắng, cá thác lác, cá bống tượng, sò huyết, vẹm xanh, bào ngư, ốc hương (chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước).
Phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu; nuôi thâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra. Các đối tượng còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi tập trung là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Nuôi nước ngọt tập trung ở các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.
Các tỉnh sẽ nhân rộng mô hình SQF1000CM, GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến có trình độ chuyên môn cao, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế; mở rộng hệ thống thông tin thị trường, quảng bá, tiếp thị đối với từng nhóm sản phẩm.
Bên cạnh đó, các tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu cho vùng nước ngọt, nước lợ, phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu đồng thời bảo đảm cấp, thoát nước tốt tại các vùng nuôi tập trung; đẩy mạnh kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập con giống không đạt chuẩn vào các vùng nuôi, trước hết là giống chủ lực phục vụ xuất khẩu gồm tôm sú, cá tra.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trung tuần tháng 2, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt gần 170.721 tỷ đồng, bình quân khoảng 28.453 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 73.827 tỷ đồng, bình quân 12.304 tỷ đồng/ngày.
Bộ Công thương yêu cầu doanh nghiệp gas đầu mối phải có trách nhiệm quản lý giá cả, chất lượng tại hệ thống của mình, kể cả đối với đại lý, đến khâu bán lẻ cuối cùng.
Sáng 17/2, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế tại Việt Nam.
Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Sơn Cẩm là tổ chức hội duy nhất của huyện Phú Lương hiện nay không còn hộ nghèo. Bằng sự năng động, nhạy bén của của các hội viên, cộng với sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ của tổ chức Hội đã tạo điều kiện cho những người lính đánh giặc năm xưa nay trở thành những tấm gương làm kinh tế giỏi giữa đời thường.
Vụ xuân năm nay, huyện Phú Bình có kế hoạch gieo trồng hơn 8.000ha lúa và cây mầu. Trong đó có 4.945ha lúa, 750ha cây ngô, còn lại là các loại rau mầu khác như: lạc, đậu tương, khoai lang…
Thông thường những năm trước, vào thời điểm gần đến Tết Nguyên đán cho đến khoảng giữa tháng Giêng, các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp ở xã Phấn Mễ (Phú Lương) đều gặp phải khó khăn do thị trường rớt giá nặng. Nhưng năm nay, do có sự điều chỉnh thời gian vào lứa trong dịp cuối năm nên một số trang trại đã thoát khỏi tình trạng mua đắt, bán rẻ, giữ nhịp chăn nuôi ổn định…