Năm 2016, trong bối cảnh chung của kinh tế toàn cầu phục hồi chậm nhiều doanh nghiệp ngành khai khoáng tại Việt Nam vẫn rơi vào cảnh lao đao do gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá sản phẩm liên tục giảm. Bên cạnh đó, các loại thuế tài nguyên, bảo vệ môi trường, xuất khẩu đều tăng... Tuy nhiên, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NuiPhao Mining) – Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan là một trong số ít doanh nghiệp khai khoáng vẫn duy trì hoạt động khả quan và thực hiện tốt các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Chìa khóa thành công
• Viện Doanh nghiệp Việt Nam và Tổ chức đánh giá chứng nhận InterConformity - CHLB Đức đã cấp Chứng nhận “Chỉ số Tín nhiệm Xanh - Trusted Green 2016” • Chứng nhận “Top 10 Doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam trong ngành Khai thác khoáng sản năm 2015”. • Kỷ niệm chương “Doanh nghiệp phát triển đồng hành cùng phong trào Xây dựng nông thôn mới, năm 2016”. • Doanh nghiệp duy nhất đến từ Thái Nguyên được tôn vinh và nhận giải thưởng “Thương hiệu Xanh 2015”. • 4 năm liên tiếp nhận Cúp vàng “Doanh nghiệp xuất sắc”. |
Ông Dominic Heaton, Tổng Giám đốc Masan Tài nguyên chia sẻ quan điểm và phương pháp làm việc của Công ty rằng: Một trong những thách thức lớn nhất của ngành khai khoáng là giải quyết sự khác biệt, những xung đột, các mối quan tâm của các bên liên quan về định hướng và công tác quản lý các ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ Công ty cần tạo ra kênh đối thoại có tính xây dựng và nắm bắt các mối quan tâm nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên liên quan dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Công ty luôn nỗ lực để kịp thời nắm bắt được những tác động và thường xuyên cân nhắc mối quan tâm đến vấn đề sinh kế của người dân, môi trường, công tác quản lý an toàn... trong quá trình hoạt động.
Năm qua, cổ phiếu Masan Tài nguyên (MSR) vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, khi giá cổ phiếu đều tăng và thanh khoản khá cao. Mới đây cổ phiếu của Masan Tài nguyên được công bố nằm trong danh sách 86 cổ phiếu thuộc bảng UPCom Premium. Đây được coi là danh mục cổ phiếu “hạng sang” và được cho là những cổ phiếu có sức hút trên sàn UPCom. Kết qủa đó cho thấy, NuiPhao Mining đã góp phần không nhỏ trong việc cùng với Tập đoàn Masan tránh được “cơn bão” khủng hoảng kinh tế để từng bước ổn định, đứng vững và khẳng định thương hiệu.
Những con số ấn tượng
Tháng 9 năm 2016, NuiPhao Mining đã cán mốc 10 triệu tấn quặng khai thác. Đạt các kỷ lục về sản xuất như sản lượng quặng đập đạt 3.66 triệu tấn; sản lượng quặng nghiền đạt 3.22 triệu tấn; tinh quặng đồng đạt 8.121 tấn; xi măng Bismuth đạt 2.013 tấn; tinh quặng vonfram đạt 5.978 tấn và florit đạt 218.876 tấn. NuiPhao Mining cũng lập kỷ lục về lượng cấp liệu theo giờ, thời gian chạy máy và tỷ lệ thu hồi của mỗi khoáng sản; 95% tỷ lệ thời gian chạy máy không bị dừng tháng nào (năm 2015 là 93%); 63,6% tỷ lệ thu hồi trong chu trình tuyển vonfram; 85,2% tỷ lệ thu hồi đồng (năm 2015 tỷ lệ tương ứng là 53,5% và 80,4%).
Về công tác an toàn lao động tại các DN trên toàn quốc cũng như các DN trong ngành khai khoáng vẫn còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong bối cảnh chung đó, NuiPhao Mining nổi lên là một điểm sáng trong công tác an toàn lao động. Suốt 3 năm qua, NuiPhao Mining không để xảy ra bất kỳ sự cố chấn thương nghiêm trọng nào, đạt 5.968 giờ đào tạo an toàn lao động với tổng số 3.633 người tham gia; đạt 18 triệu giờ công an toàn không gây mất ngày công lao động (năm 2015 là hơn 13 triệu giờ). Đây là những con số ấn tượng mà rất ít các Công ty trong lĩnh vực khai khoáng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới đạt được.
Lan tỏa ý thức, trách nhiệm xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp
NuiPhao Mining luôn xác định gắn liền lợi ích của cộng đồng và các bên liên quan với lợi ích của doanh nghiệp là một trong những chiến lược trụ cột để phát triển doanh nghiệp bền vững. Kể từ khi đi vào hoạt động, NuiPhao Mining đã có những đóng góp quan trọng cho cộng đồng địa phương thông qua các chương trình phục hồi kinh tế, phát triển cộng đồng với gần 30 tỷ đầu tư cho các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng, khuyến nông, vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực, tạo thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình với hàng chục ngàn hộ hưởng lợi trên địa bàn. Đặc biệt nhiều mô hình kinh tế đã phát triển một cách bền vững và đã được nhân rộng trên địa bàn như chè VietGAP, rau an toàn, các doanh nghiệp phụ trợ địa phương, quỹ vốn vay phục hồi kinh tế. Ông Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh cho biết: Việc chuyển nguồn vốn cho Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của NuiPhao Mining rất hiệu quả. Từ mô hình của NuiPhao Mining hiện đã có một số doanh nghiệp ở huyện Võ Nhai và thị xã Phổ Yên đã ủy thác đầu tư qua Ngân hàng CSXH cho các hộ chính sách với tổng dư nợ hơn 6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ủy thác từ DN lớn nhất vẫn là của NuiPhao Mining với hơn 5,6 tỷ đồng.
Đúng như đánh giá của cấp ủy, chính quyền các cấp tại Thái Nguyên, cách thực hiện trách nhiệm xã hội của NuiPhao Mining thể hiện một tầm nhìn bền vững, sáng tạo của một doanh nghiệp lớn và đặc biệt là đã có sức lan tỏa về ý thức trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Những dự án, chương trình phục hồi kinh tế, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án ổn định đời sống, tạo dựng cuộc sống mới phát triển đã và đang góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.