Sẽ có 200ha chè được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP

09:33, 02/06/2017

Đây là mục tiêu của tỉnh ta trong năm nay. Theo đó, những diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP phải tuân thủ 12 nội dung như: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; sử dụng hóa chất, thuốc BVTV; thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm; quản lý và xử lý nước thải; người lao động; ghi chép, lưu dữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Để khuyến khích người dân, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận VietGAP với số tiền 6 triệu đồng/ha.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 21 nghìn ha chè, sản lượng chè búp tươi bình quân đạt khoảng 220 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, những năm qua, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chưa cao do sản phẩm chè Thái Nguyên còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã; búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp… Do đó, sản xuất theo chè theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cho cây chè Thái Nguyên.