Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

09:15, 08/10/2018

Tuy nhiên, cũng từ phát triển chăn nuôi đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường (nguồn nước, không khí…), ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành chức năng trên địa bàn huyện.

Thực tế cho thấy, khi chăn nuôi càng phát triển thì nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường càng lớn. Bởi vậy, để “vẹn cả đôi đường”, vừa phát triển chăn nuôi, vừa bảo đảm môi trường thì việc yêu cầu các cơ sở chùn nuöi trên địa bàn huyện phải đảm bảo quy hoạch, lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường chăn nuôi; thực hiện các giải pháp bảo vệ, xử lý môi trường hiệu quả là rất cần thiết. Tìm hiểu chúng tôi được biết, việc đánh giaá taác àöång möi trûúâng (viïët tùæt laâ ÀTM) trong chăn nuôi chính là công cụ quản lý môi trường, giúp kiểm soát, phân tích và đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giúp chủ cơ sở lựa chọn phương án tốt để khi dự án chăn nuôi được thực hiện ít gây tác động xấu đến môi trường; góp phần cho phát triển bền vững ngành Chăn nuôi… Hoàn thành việc ĐTM, các cơ sở chăn nuôi sẽ không bị các cấp có thẩm  quyền xử phạt (Nhà nước quy định, hành vi không có báo cáo ĐTM chăn nuôi được phê duyệt theo quy định bị phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng).

Ông Nguyễn  Quang Hải, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ cho biết: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các trang trại có diện tích trên 1.000m2 mới phải lập báo cáo ĐTM và đề án bảo vệ môi trường. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chỉ có 5 trang trại (đều chăn nuôi lợn) phải lập ĐTM. Trong đó có trang trại của các ông, bà: Đặng Đức Khang, xóm Tân Lập, xã Cát Nê; Dương Công Tuấn, xóm Đầu Cầu, xã Cát Nê; Nguyễn Thị Kim, xóm 10, xã Quân Chu; Nguyễn Văn Thắng, xóm 11, xã Tân Linh đã đi vào hoạt động ổn định. Còn trang trại của ông Nguyễn Huy Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên đnag chờ phê duyệt đánh giá tác động môi trường.  

Ngoài những trang trại nêu trên thì số cơ sở chăn nuôi còn lại (có diện tích từ 1.000m2 trở xuống) đều phải xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, hằng năm, huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi thanh, kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi này. Phần việc kiểm tra được thực hiện là rà soát, thống kê lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại, gia trại chăn nuôi có phát sinh chất thải ra môi trường. Qua đó, yêu cầu các cơ sở thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường, lập hồ sơ bảo vệ môi trường để quản lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, kiểm tra, thẩm định, ký xác nhận kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 75% cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi; kiểm tra việc chấp hành thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi (cấp huyện kiểm tra 30% số cơ sở, phần còn lại do Đoàn kiểm tra liên ngành cấp xã thực hiện). Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng: Hằng năm, thông qua việc tăng cường thanh, kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi đã giúp địa phương phòng ngừa, hạn chế cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường; góp phần nâng cao chất lượng môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các thôn, xóm…

Có thể khẳng định, thời gian qua, huyện Đại Từ đã quan tâm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi. Dù vậy, quỹ đất dành cho chăn nuôi của huyện hiện đã hạn chế nên một số khu chuồng trại chăn nuôi nằm gần hoặc trong khu dân cư, trên diện tích đất vườn gần khu vực nhà ở của các gia đình. Do đó không tránh khỏi tình trạng chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Nhất là mùi xú uế trong không khí gây bức xúc trong nhân dân…

Vì lẽ đó, để làm tốt hơn nữa công tác này, thời gian tới, mục tiêu mà Đại Từ đề ra là tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi và kiên quyết xử lý nếu phát hiện các trường hợp vi phạm. Đồng thời, quan tâm tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường, có các biện pháp chọn vị trí xây dựng chuồng trại phù hợp, cách xa khu sinh hoạt với gia đình, chăn nuôi với mật độ hợp lý… Về phía các chủ cơ sở chăn nuôi, cần có ý thức trong việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả. Đặc biệt, với hộ đã xây hầm biogas, không nên chăn nuôi lợn với số lượng quá khả năng xử lý chất thải của hầm...