Với tổng nguồn vốn huy động tính đến cuối tháng 10-2018 đạt 13.844 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 11 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT (Agribank) Chi nhánh Thái Nguyên từ nhiều năm qua luôn được biết đến là đơn vị dẫn đầu về thị phần trong khối ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Và với nhiệm vụ là cho vay nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần quan trọng giúp người nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nhất là trong xây dựng nông thôn mới hiện nay…
Những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoạt động của ngành ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực do nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng của từng đơn vị cũng phải đối mặt với không ít khó khó khăn khi có nhiều ngân hàng mở chi nhánh, phát triển thêm phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh, khiến việc cạnh tranh của các ngân hàng trở nên gay gắt, nhất là tại các địa bàn T.P Thái Nguyên, T.P Sông Công vaâ T.X Phöí Yïn.
Trước thực trạng này, nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển thêm khách hàng mới, Agribank đồng thời thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, mang lại sự thuận lợi tối đa cho người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực các xã xa địa điểm giao dịch cố định của Agribank. Trong đó, đáng chú ý là việc cho vay qua tổ vay vốn tại các xóm. Với các mô hình này, khi có nhu cầu, người dân chỉ cần báo với tổ trưởng tổ vay vốn của xóm, sau từ 1-5 ngày làm việc, sẽ có cán bộ phụ trách địa bàn của Agribank trực tiếp về khảo sát, làm các thủ tục để giải ngân nếu nguwoqwif dân đủ điều kiện được vay. Ngoài ra, từ đầu năm 2018, Agribank đã triển khai dịch vụ ngân hàng lưu động tại huyện Phú Lương, bước đầu thực hiện đối với các xã xa trung tâm huyện với đầy đủ các loại dịch vụ từ cho vay, gửi tiết kiệm, mở thẻ ATM, chuyển tiền… Mô hình hoạt động này dự kiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới tại một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc thực hiện chính sách tín dụng cho nöng nghiệp, nông thôn, Agribank Thái Nguyên còn chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của đơn vị luôn giữ được sự ổn định, đồng thời kiểm soát tốt nợ xấu. Tính đến hết tháng 10, tăng trưởng huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh đạt 14%; dư nợ cho vay tăng 8,4% (so với cuối năm 2017. Hiện, trong tổng dư nợ cho vay của Agribank Thái Nguyên, chiếm tới trên 70% là cho vay nông nghiệp, nông thôn; số còn lại là cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,37% trïn töíng dû núå...
Theo ông Đặng Hoàng Nguyên, Phó Giám đốc Agribank Thái Nguyên, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm nay của Chi nhánh là 13-14%. Với đặc thù cho vay chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn nên dư nợ tín dụng của Chi nhánh thường tăng trưởng âm trong quý I và phải từ giữa quý II trở đi mới bắt đầu tăng trưởng dương, trong đó tăng mạnh nhất là trong quý IV. Tuy nhiên, với sự bất ổn định của ngành chăn nuôi trong thời gian qua nên năm nay, tốc độ tăng trưởng của Agribank Thái Nguyên có phần chậm hơn so với những năm trước. Chính vì thế, để đảm bảo kế hoạch đề ra, Agribank đang đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, nhất là khách hàng doanh nghiệp; rà soát lại nhu cầu của khách hàng đã có hạn mức mà chưa sử dụng hết để thực hiện cho vay khi có nhu cầu; tiếp cận với các dự án đang triển khai trên địa bàn để thỏa thuận hợp tác cấp tín dụng; đẩy mạnh việc cho vay theo quy định mới của Chính phủ về nâng mức cho vay trong nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55 của Chính phủ…
Ở một góc độ khác, hiện nay có một số khách hàng của Agribank đang lo lắng về sự an toàn tài sản, tiền gửi tại Agribank trước thông tin Công ty cho thuê tài chính (ALCII) - một công ty con, do Agribank góp vốn - vừa được Tòa án Nhân dân T.P Hồ Chí Minh tuyên bố phá sản. Trước thông tin này, ông Bùi Văn Khoa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chia sẻ: Việc ALCII phá sản đã được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Agribank xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng, nằm trong tái cơ cấu Agribank đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tài sản, tiền gửi của khách hàng tại Agribank. Được biết, kể từ khi thực hiện tái cơ cấu đến nay, Agribank luôn hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm. Hai năm liên tiếp (2016 và 2017), Agribank đều có tên trong danh sách 20 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất cả nước. 10 tháng năm 2018, Agribank tiếp tục tăng trưởng và vượt trội so với các năm trước, hiện đã đạt trên 6 nghìn tỷ đồng (cao hơn 1,8 nghìn tỷ đồng so với cả năm 2016).