Dồn điền đổi thửa, thực hiện cánh đồng mẫu lớn để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tại tỉnh ta, sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm việc dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Bnh đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong tư duy sản xuất của người dân.
Ruộng đất manh mún, một hộ sử dụng nhiều thửa đất nằm rải rác ở các cánh đồng khác nhau chính là rào cản cho tổ chức sản xuất tập trung, làm tăng chi phí công lao động, khó áp dụng cơ giới hóa, điều hành thủy lợi và quản lý đất đai. Trước thực trạng trên, năm 2017, tỉnh ta đã chọn huyện Phú Bình, vựa lúa của tỉnh là đơn vị làm điểm về dồn điển đổi thửa. Sau hơn 2 năm thực hiện, đến nay, một số cánh đồng ở xã Tân Đức, Xuân Phương và Úc Kỳ đã được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng, hình thành cánh đồng lớn với diện tích của cả 3 xã là trên 170ha. Chị Bùi Thị Quỳnh, một hộ dân ở xóm Ngoài, xã Tân Đức chia sẻ: Trước kia, mỗi nhà chúng tôi có tới 5, 6 thửa ruộng, thửa lớn được vài sào, thửa nhỏ chỉ vài mét vuông, rất khó để thuê máy móc cày bừa cũng như thu hoạch. Khi Nhà nước có chính sách dồn điền đổi thửa, bà con chúng tôi đã đồng tình hưởng ứng, gộp ruộng lại, đổi cho nhau tạo thành thửa to thuận tiện đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên cánh đồng lớn, bà con cùng cấy 1 giống lúa vào một thời điểm và thu hoạch cùng nhau, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như cày bừa, chăm bón, gặt hái…vào sản suất rất thuận tiện.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Tân Đức cho biết: Ban đầu, khi dồn điền đổi thửa, bà con thấy có ruộng tốt, ruộng xấu nên cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đã triển khai tới các gia đnh cán bộ, đảng viên, gương mẫu nhận ruộng xấu, còn ruộng tốt để cho người dân. Mọi khó khăn, vướng mắc được chính quyền tiếp nhận, đưa ra bàn thảo, cùng nhân dân đưa ra phương án xử lý. Nhờ công tác dân vận, đã thay đổi nhận thức của bà con và phát huy dân chủ trong quá trnh thực hiện nên chúng tôi đã thực hiện thành công việc dồn điển đổi thửa, hiện đang hoàn thiện việc xây dựng các tuyến kênh mương và đường giao thông nội đồng để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Cùng với Tân Đức, những cánh đồng lúa nhỏ lẻ ở các xã Úc Kỳ, Xuân Phương hiện cũng được dồn lại thành các ruộng lớn, với tổng diện tch của cả 3 xã là hơn 170ha. Trên các cánh đồng lớn, bà con đã bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng máy cấy cầm tay; sản xuất lúa chất lượng cao theo mô hnh cánh đồng một giống; sản xuất lúa hữu cơ; áp dụng quy trình canh tácc cải tiến theo phương pháp SRI… Kết quả sản xuất vụ xuân và vụ mùa năm 2018 cho thấy, năng suất lúa bình quân đạt 60,5 tạ/ha, tăng 5,5 tạ/ha; giá trị sản xuất sau dồn điền đổi thửa đạt 139 triệu đồng/ha, tăng 41,7 triệu đồng/ha so với trước khi dồn điền. Ngoài ra, chi phí đầu vào tiết kiệm được 50% giống, giảm chi phí khâu làm đất và khâu thu hoạch từ 2,5 đến 2,7 triệu đồng/ha.
Cùng chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa đang vào độ chín vàng ở xã Tân Đức, ông Nguyễn Văn Bốn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Quế Lâm Phương Bắc chia sẻ: Từ năm 2018, Công ty đã phối hợp với bà con trong xã thực hiện sản xuất lúa theo mô hình hữu cơ. Theo đó, Công ty sẽ cung ứng các loại vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng như: Giống, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học… và cam kết bao tiêu 50% đầu ra sản phẩm cho bà con, tạo tâm lý yên tâm cho người sản xuất. Ngoài ra, bà con còn được cán bộ khuyến nông tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cấy và chăm sóc lúa theo phương pháp hữu cơ, góp phần tăng năng suất.
Có thể nhận thấy, việc dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn được thực hiện thành công ở Phú Bnh đã tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng và nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Bà con đã bắt đầu chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang sản xuất hàng hóa tập trung và đầu tư cải tạo đồng ruộng, đưa cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đây sẽ là mô hnh để các địa phương khác trong tỉnh học tập, nhân rộng. Qua đó, giúp bà con nông dân trong tỉnh thay đổi thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ để liên kết với doanh nghiệp “làm ăn lớn”, góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo đúng định hướng và bền vững.