Dòng vốn FDI khổng lồ giúp Thái Nguyên bứt phá

Nhóm P.V Báo điện tử 20:21, 30/06/2023

Năm 2013, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) khởi công Nhà máy sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Yên Bình 1, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên. Đó là dấu mốc rất quan trọng với Samsung (bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của Tập đoàn), đặc biệt là với tỉnh Thái Nguyên, bởi từ đây các chỉ số về thu hút vốn FDI, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu… bứt phá ngoạn mục.

Với số vốn ban đầu 2 tỷ USD, khu nhà xưởng sản xuất của Samsung Thái Nguyên nhanh chóng được hình thành và hoạt động từ tháng 3/2014. Ngay trong năm 2014, Tập đoàn này rót thêm 3 tỷ USD vào Thái Nguyên.

Từ năm 2014, khi Samsung Thái Nguyên bắt đầu xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đột biến: Giá trị sản xuất công nhiệp năm 2013 đạt 26.275 tỷ đồng, năm sau tăng vọt lên 179.263 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 245,4 triệu USD thì năm 2014 đạt gần 8 tỷ USD.

Với số vốn ban đầu 2 tỷ USD, khu nhà xưởng sản xuất của Samsung Thái Nguyên nhanh chóng được hình thành và hoạt động từ tháng 3/2014. Ngay trong năm 2014, Tập đoàn này rót thêm 3 tỷ USD vào Thái Nguyên. Từ năm 2014, khi Samsung Thái Nguyên bắt đầu xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đột biến: Giá trị sản xuất công nhiệp năm 2013 đạt 26.275 tỷ đồng, năm sau tăng vọt lên 179.263 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 245,4 triệu USD thì năm 2014 đạt gần 8 tỷ USD.

Việc Samsung có mặt tại Thái Nguyên đã tạo “cú hích” lớn cho thu hút FDI, phát triển công nghiệp của tỉnh. Đến nay có gần 200 dự án sản xuất phụ trợ cho Samsung đã đầu tư vào Thái Nguyên.

Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong ảnh: Khu công nghiệp (KCN) Điềm Thụy nằm cạnh hệ thống đường gom và cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

Việc Samsung có mặt tại Thái Nguyên đã tạo “cú hích” lớn cho thu hút FDI, phát triển công nghiệp của tỉnh. Đến nay có gần 200 dự án sản xuất phụ trợ cho Samsung đã đầu tư vào Thái Nguyên. Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong ảnh: Khu công nghiệp Điềm Thụy nằm cạnh hệ thống đường gom và cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Thái Nguyên luôn đứng thứ 4 cả nước. 6 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 13,28 tỷ USD, trong đó khu vực vốn FDI ước đạt 12,93 tỷ USD. Trong ảnh: Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH RF Tech.

Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Thái Nguyên luôn đứng thứ 4 cả nước. 6 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 13,28 tỷ USD, trong đó khu vực vốn FDI ước đạt 12,93 tỷ USD. Trong ảnh: Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH RFTech Thái Nguyên.

Sức hút của môi trường đầu tư tại Thái Nguyên với các dự án FDI ngày càng lớn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh những năm gần đây luôn đứng ở tốp đầu cả nước (năm 2022 đạt trên 1,5 tỷ USD). Cùng với Samsung, nhiều tập đoàn lớn khác cũng chọn Thái Nguyên làm “bến đỗ”, như: Sunny, Dongwha… Trong ảnh: KCN Sông Công 2 (diện tích 250ha) nhanh chóng được lấp đầy, chủ yếu là dự án FDI.

Sức hút của môi trường đầu tư tại Thái Nguyên với các dự án FDI ngày càng lớn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh những năm gần đây luôn đứng ở tốp đầu cả nước (năm 2022 đạt trên 1,5 tỷ USD). Cùng với Samsung, nhiều tập đoàn lớn khác cũng chọn Thái Nguyên làm “bến đỗ”, như: Sunny, Dongwha… Trong ảnh: KCN Sông Công 2 (diện tích 250ha) nhanh chóng được lấp đầy, chủ yếu là dự án vốn FDI.

Riêng trong các KCN của Thái Nguyên hiện có 142 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 10,6 tỷ USD còn hiệu lực, nhiều dự án nhanh chóng được triển khai và đi vào hoạt động. Trong ảnh: Nhà xưởng của Công ty TNHH Tập đoàn Hua Li tại KCN Điềm Thuỵ (vốn Trung Quốc, 40 triệu USD) được triển khai từ đầu năm nay, bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 7/2023.

Riêng trong các KCN của Thái Nguyên hiện có 142 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 10,6 tỷ USD còn hiệu lực, nhiều dự án nhanh chóng được triển khai và đi vào hoạt động. Trong ảnh: Nhà xưởng của Công ty TNHH Tập đoàn Hua Li tại KCN Điềm Thuỵ (vốn Trung Quốc, 40 triệu USD) được triển khai từ đầu năm nay, bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 7/2023.

Nhiều KCN ở vị trí đắc địa của tỉnh nhanh chóng được lấp đầy bởi các dự án vốn FDI. Theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên được bổ sung 4 KCN và 11 cụm công nghiệp (tổng diện tích trên 6.200ha).

Trong ảnh: Phần diện tích còn lại của KCN Yên Bình 1 khoảng 15ha đã được các nhà đầu tư đăng ký và đang triển khai dự án.

Nhiều KCN ở vị trí đắc địa của tỉnh nhanh chóng được lấp đầy bởi các dự án vốn FDI. Theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên được bổ sung 4 KCN và 11 cụm công nghiệp (tổng diện tích trên 6.200ha). Trong ảnh: Phần diện tích còn lại của KCN Yên Bình 1 khoảng 15ha đã được các nhà đầu tư đăng ký và đang triển khai dự án.

Các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đang tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động, trong đó có trên 40% là công dân Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất phôi nhôm tại Công ty CP Aluminum Hàn – Việt.

Các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đang tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động, trong đó có trên 40% là công dân Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất phôi nhôm tại Công ty CP Aluminum Hàn – Việt.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thường xuyên đối thoại, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của các nhà đầu tư. Nỗ lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là khối FDI đã góp phần quan trọng để Thái Nguyên thực hiện thành công “mục tiêu kép” trong đại dịch, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Trong ảnh: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Tổ hợp Samsung Thái Nguyên bên lề một cuộc làm việc.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thường xuyên đối thoại, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của các nhà đầu tư. Nỗ lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là khối FDI đã góp phần quan trọng để Thái Nguyên thực hiện thành công “mục tiêu kép” trong đại dịch, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế ở giai đoạn tiếp theo. Trong ảnh: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Tổ hợp Samsung Thái Nguyên bên lề một cuộc làm việc.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, Thái Nguyên vẫn đạt kết quả tăng trưởng khá, 6 tháng đầu năm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,17%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước; thu hút thêm khoảng 200 triệu USD vốn FDI; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo…

Trong ảnh: Công nhân Samsung Thái Nguyên vào ca làm việc.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, Thái Nguyên vẫn đạt kết quả tăng trưởng khá, 6 tháng đầu năm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,17%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước; thu hút thêm khoảng 200 triệu USD vốn FDI; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo…Trong ảnh: Công nhân Samsung Thái Nguyên vào ca làm việc.

Những đóng góp của các doanh nghiệp FDI tại Thái Nguyên được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và xã hội ghi nhận. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước Việt Nam tặng Công ty Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên, ngày 20/4/2023.

Những đóng góp của các doanh nghiệp FDI tại Thái Nguyên được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và xã hội ghi nhận. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước Việt Nam tặng Công ty Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên, ngày 20/4/2023.