Theo Bộ Công Thương, sở dĩ không cần phải tách nhỏ các dự án ra như ban đầu là để giảm đầu mối, tiết kiệm đầu tư và tạo thuận lợi trong thiết kế, thi công và vận hành.
Theo phương án trên, Bộ Công Thương dự kiến sẽ thu gọn 13 dự án này lại thành 6 dự án nhưng vẫn giữ nguyên công suất 13.800 MW và phân bổ cho các tập đoàn nhà nước như: Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số dự án cho các chủ đầu tư nước ngoài.
Hướng đề xuất của Bộ Công Thương là giao lại cho EVN tiếp tục thực hiện 2 dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân 3, Trung tâm Điện lực Sóc Trăng (mỗi dự án có công suất 2.000MW).
Giao Petro Vietnam làm chủ đầu tư Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (công suất 2.400MW). Còn TKV làm chủ đầu tư Trung tâm Điện lực Hải Phòng 3 (công suất 2.400MW).
Theo lý giải của Bộ Công Thương, sở dĩ không cần phải tách nhỏ các dự án ra như ban đầu là để giảm đầu mối, tiết kiệm đầu tư và tạo thuận lợi trong thiết kế, thi công và vận hành sau này.
Cũng theo Bộ Công Thương, các dự án này sẽ dùng than làm nguyên liệu chủ yếu nên Bộ giao TKV phải chịu trách nhiệm cung ứng đủ nguyên liệu than trong nước cho 1 số dự án.
Đối với các dự án Duyên Hải 2 (công suất 1.200MW) và Duyên Hải 3 (công suất 3.000MW), Bộ sẽ nghiên cứu giao cho một số nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.