Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) vừa kết thúc chiều 8-12 sau hai ngày thảo luận với cam kết 7,9 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2011.
Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ các Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế... nhân kết thúc Hội nghị CG. Trên tinh thần đối tác tin cậy và thẳng thắn, các nhà tài trợ đánh giá cao những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua; đóng góp nhiều ý kiến nhằm giúp Việt Nam đối phó hiệu quả với những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển với vị thế mới: quốc gia có thu nhập trung bình.
Hà Nội sử dụng hiệu quả vốn ODA
Trong chuyến tham quan thực tế một số dự án ODA của Nhật Bản được triển khai tại Hà Nội, ông Tsuno Shocho - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đánh giá: "Tôi cho rằng phía Việt Nam, nhất là Hà Nội đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của mình".
Vấn đề mấu chốt là ổn định kinh tế vĩ mô
Các đối tác cho rằng Việt
Phục vụ sự phát triển
Tại Việt Nam, phần lớn các khoản vốn ODA đều nhằm xây dựng, nâng cấp các công trình có tác động trực tiếp đến quốc kế, dân sinh, chủ yếu là hệ thống kết cấu hạ tầng và xóa đói giảm nghèo, phù hợp với nhu cầu, mục tiêu thu hút vốn cho chiến lược phát triển của đất nước. Những năm qua, số dự án sử dụng vốn ODA trải đều trên hầu hết các địa phương, thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Có thể điểm qua hàng loạt dự án có quy mô và tầm ảnh hưởng rõ rệt để thấy hết sự quan trọng và tính cấp thiết phải tìm được nguồn vốn ODA. Đó là các quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường Xuyên Á (đoạn TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, cầu Bính...; dự án nâng cấp và mở rộng cảng biển Cái Lân, Hải Phòng, Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng); xây dựng nhà ga cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Nguồn vốn ODA còn tham gia vào phát triển ngành điện bao gồm dự án Phú Mỹ 1, Ô Môn, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My… Thông qua những dự án nói trên, hệ thống hạ tầng ở nhiều địa phương đã thay đổi một cách cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi và thiết thực cho phát triển KT-XH, cải thiện đời sống dân sinh, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước. Bên cạnh đó, vốn ODA đã có những đóng góp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Việt
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwaka nhấn mạnh, Việt Nam là mô hình tốt cho các quốc gia khác trong việc huy động và sử dụng vốn ODA. Cam kết 7,9 tỷ USD từ các nhà tài trợ tại Hội nghị CG lần này cho thấy cộng đồng quốc tế vẫn tin tưởng và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam xây dựng một nền kinh tế hiệu quả hơn; đồng thời hy vọng sẽ tiếp tục tự hào với những thành tựu mà Việt Nam sẽ đạt được trong thời gian tới.
Sử dụng vốn hiệu quả, tăng tốc giải ngân
Các nhà tài trợ quốc tế đánh giá Việt Nam luôn sử dụng vốn ODA có hiệu quả và cao hơn hẳn so với các nước tiếp nhận ODA ở châu Phi, Nam Mỹ nhờ sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch triển khai đúng hướng, liên tục cải tiến các bước để hài hòa với quy định của nhà tài trợ. Phần nhiều dự án đều có sự giám sát từ phía nhà tài trợ, các tổ chức, đáp ứng tiêu chí rõ ràng, minh bạch về thủ tục… Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề giải ngân cũng còn không ít hạn chế dẫn đến dự chậm trễ ở một số dự án. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt về quy định, nội dung hướng dẫn triển khai từ phía nhà tài trợ hoặc bên tiếp nhận ODA; sự thiếu hụt, thay đổi hoặc bất cập về nhân sự của dự án. Công tác giải phóng mặt bằng thường gặp khó khăn, kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Ngoài ra là nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt… Mặc dù vậy, vấn đề khắc phục khó khăn, tăng tốc giải ngân dòng vốn ODA cần được đặt ra nghiêm túc để tăng đầu tư hiệu quả cho phát triển đất nước.
Vốn ODA tiếp tục được nhìn nhận là nguồn lực đóng góp hiệu quả cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Tuy nhiên, khi Việt