Việc đưa ra gói liên kết 4 nhà trị giá 50 nghìn tỷ đồng sẽ góp phần giải quyết tồn kho vật liệu, khơi thông dòng chảy tín dụng ngân hàng, giảm nợ xấu, tạo dòng tiền cho dự án…Nó sẽ là chất xúc tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Để hiểu rõ hơn về gói liên kết 4 nhà (ngân hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu), PV đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thành Mai - Tổng giám đốc ngân hàng Xây dựng Việt Nam - đơn vị tham gia gói liên kết này.
Ông có thể cho biết tại sao lại có gói 50 nghìn tỷ?
Như chúng ta đã biết, niềm tin trên thị trường bất động sản hiện nay đang bị xói mòn. Người mua nhà thì không biết tiền của mình có được đưa vào dự án hay không , hay chủ đầu tư làm việc khác .Nhà thầu làm cho chủ đầu tư, nhưng cũng không biết chủ đầu tư có trả tiền hay không. Niềm tin bị giảm sút. Trong khi đó thì doanh nghiệp rất cần tiền để triển khai dự án. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại đã tính tới một gói tín dụng để giải quyết vấn đề này..
Gói liên kết 4 nhà nó đơn giản là ngân hàng đứng ra cho vay chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng VLSX. Các bên sẽ cũng nhau ký một hợp đồng. hợp đồng này nói là tiền của ai sẽ được trả về cho người đó thông qua ngân hàng.
Với ý nghĩa này, nhà thầu, chủ đầu tư sẽ triệt tiêu mục đích sử dụng tiền không đúng mục đích. Ngoài ra, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng.
Trước đây, tại dự án mỗi chủ đầu tư vay vốn tại một ngân hàng, nhà thầu vay vốn 1 ngân hàng. Số tiền tín dụng có thể vay từ nhiều ngân hàng khác nhau có thể lớn gấp 2-3 lần tổng mức đầu tư dự án. Điều này, nếu trong thị trường khó khăn, nó tạo ra lượng nợ xấu khổng lồ. Với chương trình này, ngân hàng có thể yên tâm cung cấp lượng tín dụng của mình dưới góc độ cho vay an toàn.
Vậy làm thế nào để giải quyết nút thắt này?
Tiền ai bỏ ra người đấy sẽ nhận . Nhà thầu bỏ 5 đồng sẽ nhận được từ ngân hàng, Cơ chế này sẽ loại bỏ việc tiền chủ đầu tư đi làm việc khác. Thứ 2 , do doanh nghiệp có khoản nợ cũ của các ngân hàng khó vay vốn , nên các ngân hàng thống nhất vẫn cho vay tiếp, như vậy giải quyết được bài toán doanh nghiệp có khoản vay cũ không thể có khoản vay mới.
Thưa ông, hiện nay tồn kho bất động sản lên đến hơn 100 ngàn tỷ đồng. Lịệu gói 50 nghìn tỷ này có là chất xúc tác cho thị trường không?
Vâng, rõ ràng con số tồn kho bất động sản hiện khoảng 100 nghìn tỷ đồng trong khi đó vật liệu xây dựng như kính, sứ, gốm khối lượng tồn đọng lớn. Xét trên tổng thể gói 50 nghìn tỷ đồng so với nhu cầu chưa là gì.
Tuy nhiên nếu chương trình này được thực hiện đồng bộ, cùng với sự hợp tác chặt chẽ từ phía ngân hàng thì dự án có thể triển khai. Nó sẽ tạo được ma sát đầu tiên tạo hiệu ứng từ các phía ngân hàng, doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà thầu…. Từ đó cải tạo niềm tin đang bị xói mòn. Khi khách hàng nhận được sản phẩm của họ từ gói liên kết 4 nhà này thì niềm tin được cải thiện.
Cách đây gần 1 năm chúng ta có gói 30 nghìn tỷ, nhưng chỉ giải ngân được có 4%vậy gói 50 nghìn tỷ ra đời các ông có tính đến tính khả thi việc giải ngân hay không, và ông kỳ vọng gì?
Gói 30 nghìn tỷ là gói hướng tới nhà ở xã hội với mục tiêu trung và dài hạn.Còn gói 50 nghìn tỷ là gói cho vay thông thường , thương mại dựa trên cơ sở tính khả thi thu hồi vốn . Nghĩa là dự án xây đến đâu, giải ngân đến đó , chứ không phải xét duyệt chỉ tiêu như gói 30 nghìn tỷ. Vì vậy chắc chắn nó sẽ giải ngân tốt hơn gói 30 nghìn tỷ.
Xin chân thành cảm ơn ông!