30.000 tỷ đồng xây cao tốc từ Đồng Nai lên Đà Lạt

16:06, 07/04/2014

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông vừa ký văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư thông qua Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương vào danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200 km, có điểm đầu tại Km1829+850, Quốc lộ 1, điểm cuối tại Km208+250 đường cao tốc Liên Khương - Prenn đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng. Tuyến sẽ được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25,5 m, trong đó giai đoạn trước mắt chỉ đầu tư 2 làn xe, vận tốc 80 km/h.

 

"Đây là trục đường duy nhất kết nối Lâm Đồng với TP.HCM, Đồng Nai, các tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, nên lượng vận tải sử dụng Quốc lộ 20 đang tăng lên nhanh chóng nhất giai đoạn 2005 -2009", ông Đông cho biết.

 

Theo kết quả tính toán dự báo, lưu lượng phương tiện trên Quốc lộ 20 tại một số đoạn sẽ đạt trung bình 20.000 CPU vào năm 2015 và trung bình bình khoảng 30.000 PCU vào năm 2020 - vượt quá khả năng thông hành bình thường của Quốc lộ 20.

 

"Điều này cho thấy sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương", ông Đông khẳng định.

 

Ngoài việc phục vụ giao lưu trực tiếp giữa hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, tuyến đường sẽ là trục giao thông chính từ các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ, Tp.HCM lên Đà Lạt, Tây Nguyên và ngược lại.

 

Dự kiến, công trình sẽ được đầu đầu tư theo hình thức PPP (có sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo tính khả thi dự án) hoàn thành vào năm 2019, với thời gian hoàn vốn khoảng 30 năm.

 

Chi phí đầu tư của Dự án dao động từ 29.300 tỷ đồng đến 33.820 tỷ đồng tùy theo hình thức thu phí kín hoặc hở với sự tham gia của phần vốn Nhà nước từ 40%-50% tổng mức đầu tư.

 

Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200 km, có điểm đầu tại Km1829+850, Quốc lộ 1, điểm cuối tại Km208+250 đường cao tốc Liên Khương - Prenn đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng. Tuyến sẽ được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25,5 m, trong đó giai đoạn trước mắt chỉ đầu tư 2 làn xe, vận tốc 80 km/h.

 

"Đây là trục đường duy nhất kết nối Lâm Đồng với TP.HCM, Đồng Nai, các tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, nên lượng vận tải sử dụng Quốc lộ 20 đang tăng lên nhanh chóng nhất giai đoạn 2005 -2009", ông Đông cho biết.

 

Theo kết quả tính toán dự báo, lưu lượng phương tiện trên Quốc lộ 20 tại một số đoạn sẽ đạt trung bình 20.000 CPU vào năm 2015 và trung bình bình khoảng 30.000 PCU vào năm 2020 - vượt quá khả năng thông hành bình thường của Quốc lộ 20.

 

"Điều này cho thấy sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương", ông Đông khẳng định.

 

Ngoài việc phục vụ giao lưu trực tiếp giữa hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, tuyến đường sẽ là trục giao thông chính từ các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ, Tp.HCM lên Đà Lạt, Tây Nguyên và ngược lại.

 

Dự kiến, công trình sẽ được đầu đầu tư theo hình thức PPP (có sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo tính khả thi dự án) hoàn thành vào năm 2019, với thời gian hoàn vốn khoảng 30 năm.

 

Chi phí đầu tư của Dự án dao động từ 29.300 tỷ đồng đến 33.820 tỷ đồng tùy theo hình thức thu phí kín hoặc hở với sự tham gia của phần vốn Nhà nước từ 40%-50% tổng mức đầu tư.