Khảo sát của Hiệp hội Gas Việt Nam cho thấy 40% số lượng vỏ bình gas cung cấp ra thị trường là giả; nhãn hiệu giả. Với thủ đoạn tinh vi, từ vỏ bình gas thật của các thương hiệu uy tín như Sài Gòn Petro, Vinagas, Total, đơn vị chuyên làm giả tháo van, đốt, dập chữ nổi, mài cắt đầu, thay tai xách trên bình gas, sơn hoặc mài bỏ chữ và logo của các công ty để hoán cải thành bình do mình sản xuất.
Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), hiện nay các loại vỏ bình gas của những thương hiệu lớn được đưa ra thị trường khoảng 10 triệu vỏ bình gas thì có đến 3 triệu vỏ bình đã bị đơn vị khác chiếm dụng.
Thông thường chi phí sản xuất một bình gas đảm bảo chất lượng giá khoảng 600 ngìn đồng, còn bình gas giả, chất lượng kém chỉ khoảng 300 ngàn đồng. Với mức giá hời như vậy, các cơ sở sản xuất bình gas giả vẫn tiếp tục tăng nhanh mà cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi, từ loại bình lớn đến mini.
Theo đại diện của công ty Sell Gas, việc hoán cải vỏ bình gas là hành vi cực kỳ nguy hiểm do vỏ bình gas được hoán cải thay tay xách, thay chân đế, thay chỏm bằng các biện pháp như cắt, hàn, dập, sẽ khiến bình bị biến dạng, áp lực không dàn đều dẫn đến bình gas có thể nổ bất cứ lúc nào.
Người dân vẫn chủ quan với nguy hiểm của bình gas giả
Hiện bình gas giả vẫn tiếp tục tăng là do người tiêu dùng vẫn chưa quá chú ý đến nhãn hiệu của các công ty gas chất lượng. Chị Đỗ Minh Hằng ở Trung Kính, Cầu Giấy cho biết, vừa rồi chị đi công tác mấy ngày, con gái ở nhà đổi bình gas mới nhưng trên vỏ trống trơn không có nhãn mác hay thông tin nào về công ty gas. Do vậy, mỗi lần nấu xong, chị đều phải khóa van an toàn lại mà vẫn nơm nớp lo chưa đủ an toàn.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay theo thói quen khi đổi bình cũ, bình mới, người dân chủ quan chưa kiểm tra lại chất lượng hay cân nặng và độ an toàn của bình ga. Đây cũng là cơ hội để những bình gas kém chất lượng có cơ hội phát triển.
Ông Nguyễn Văn Thành ở ngõ 123 Xuân Thủy Cầu Giấy cho hay, mỗi lần đổi bình gas mới, nhân viên đại lý vào tháo lắp bình nhưng ông cũng không chú ý lắm đến nhãn và vỏ bình nên không hỏi là gas thật hay giả vì bình nào bật lên cũng cháy như nhau. “Hết thì đổi mới. Nếu lúc nào không yên tâm thì khóa bình lại”, ông Thành nói.
Thực tế, đối với những bình gas giả lớn mức độ nguy hiểm cao nhưng vẫn có các van khóa an toàn để đảm bảo cháy nổ, các bình gas mini cũng có mức độ nguy hiểm không kém các bình gas lớn.
Theo quy định, đối với bình gas mini chỉ sử dụng được một lần. Tuy nhiên, với ưu điểm là dễ di chuyển, ít tiền nên hầu hết các loại bình gas mini đều tái sử dụng nhiều lần. Những bình gas mini này vẫn được tiêu thị khá mạnh trên thị trường mà người sử dụng chủ yếu là sinh viên, những người dân lao động và trong các nhà hàng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, khi sử dụng nhiều, những vỏ bình ga này rất dễ bị gỉ, méo mó và mất hết lớp sơn bên ngoài, khi nấu hay bị xì và có nguy cơ cháy nổ bất cứ lức nào.
Chế tài xử lý chưa chặt chẽ
Một thực tế khiến cho thấy các cơ sở sản xuất gas giả vẫn phát triển mạnh là do các chế tài xử lý việc chiếm dụng vỏ bình để sang chiết gas không đạt chất lượng an toàn chưa chặt chẽ.
Theo Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng có hiệu lực từ tháng 1/2010 đã cấm các hãng không được chiếm đoạt, lưu trữ, thu gom bất kỳ các bình gas mà không thuộc sự sở hữu của mình và các cơ quan quản lý nhà nước có quyền xử phạt theo luật để ngăn chặn và trả lại bình đẳng trong môi trường kinh doanh về gas. Tuy nhiên, nhiều cơ sở làm bình ga giả khi bị phát hiện vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt rồi lại tiếp tục hoạt động.
Theo đại diện Công ty liên doanh Khí hóa lỏng Việt
“Nhưng một phần cũng là do chính các công ty kinh doanh gas hiện nay cũng chưa có biện pháp thực sự hữu hiệu nào để bảo vệ thương hiệu của mình trước nạn bình gas giả tràn ngập trên thị trường”, vị đại diện này cho biết.
Theo ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp Hội Gas Việt
“Họ đang dùng gas hãng này nhưng thấy cá nhân hay cửa hàng nào chào mời rẻ hơn 2.000 - 3.000 đồng lại chạy theo dùng. Tình trạng này làm các doanh nghiệp gas khó kiểm soát được lượng bình gas giả trên thị trường”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng nên tìm mua phụ kiện của chính hãng, sử dụng bình gas chính hãng có xuất xứ rõ ràng và tem hợp chuẩn của nhà sản xuất. Không nên mua những bình gas quá cũ, có vỏ ngoài biến dạng và không có nhãn hiệu.