Nếu như tính đến cuối tháng 6, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 48.688 tỷ đồng, thì đến cuối tháng 7, con số này không những không tăng mà còn giảm nhẹ, xuống còn 48.583 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cuối năm 2017.
Trong khi mức tăng chung của toàn ngành là 7,88%, thì ở Thái Nguyên, mức tăng trưởng tín dụng này được cho là thấp và cũng là năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây. Nguyên nhân chính được xác định là do có 1 ngân hàng thực hiện việc điều chỉnh giảm vốn 1 nghìn tỷ đồng theo sự chỉ đạo của Hội sở chính, ngoài ra ở một vài ngân hàng khác, có một số khách hàng lớn trả nợ gốc cũng khiến số dư nợ cho vay của cả hệ thống trong 7 tháng qua bị ảnh hưởng. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn là 12.881 tỷ đồng, với 185.157 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 24,33%/tổng dư nợ trên địa bàn.
Không ảm đạm như dư nợ cho vay, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn 7 tháng đầu năm đạt được khá cao. Tính đến hết tháng 7, con số này là 51.348 tỷ đồng, tăng 9,52% so với cuối năm 2017. Nợ xấu tiếp tục được duy trì ở mức thấp, chiếm 0,97%/tổng dư nợ.