* Ngày 23-5-1950 tại căn cứ địa Việt Bắc, Hội hữu nghị Việt Xô được thành lập. Lúc đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa giành được thắng lợi quan trọng, quân và dân ta vừa phá được thế bao vây của địch mở đường nối liền đất nước Việt Nam trẻ tuổi vơí bạn bè năm châu. Vị Chủ tịch đầu tiên của Họ là đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cách mạng đã kéo cờ phản chiến trên hạm đội Pháp ở Bắc Hải, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, người chiến sĩ tiêu biểu cho tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam.
Sự ra đời của Hội hữu nghị Việt Xô đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Cũng từ đây sự hợp tác Việt Xô trong nhiều lĩnh vực được mở ra với quy mô rộng khắp. Hội đã vinh dự đóng góp một phần trong sự nghiệp củng cố và phát triển tình hữu nghị anh em giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước.
* Ngày 22-5-1946 Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt đã được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là hội trưởng danh dự. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng, ngoài ra BCH Hội còn có 6 thành viên khác. Hội nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam yêu nước không phân biệt đảng phái, giai cấp xu hướng chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc trong một mặt trận chung, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Mặt trận Việt Minh lúc đó là một thành viên của Liên Việt.
* Ngày 21-5-1954 ba nghìn công nhân Nhà máy sợi Nam Định cùng nhân dân thành phố tổ chức mít tinh lớn và biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp, can thiệp Mỹ âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh Đông Dương và ủng hộ Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở Hội nghị Giơnevơ.
* Đạo Thiên chúa được truyền giáo vào Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVI. Cho đến đầu thế kỷ XX Giáo hội Việt Nam đã hình thành một số địa phận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Lạng Sơn... Tuy nhiên ảnh hưởng của Vaticǎng còn bị hạn chế. Để tǎng cường quyền lực của mình, từ nǎm 1923 giáo hoàng đã cử tổng giám mục Lơri sang điều tra về giáo hội Việt Nam. Và ngày 20-5-1925 giáo hoàng Piô-9 đã tấn phong chức Khâm sứ đầu tiên ở Đông Dương cho giám mục Agiuti. Nhưng mãi tới nǎm 1933 Linh mục Nguyễn Bá Tòng mới là người Việt Nam đầu tiên được thụ phong giám mục.
* Ngày 19-5-1890, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàm, tỉnh Nghệ An và Người từ trần vào ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Hồ Chủ tịch là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân ta, là chiến sĩ quốc tế vô sản và giải phóng dân tộc kiệt xuất, là nhà văn hoá lỗi lạc, một biểu tượng đạo đức vô song.
* Vào ngày 18-5-1961, Công ước Quốc tế đã được thông qua tại Hội nghị viên của Liên hiệp quốc tế về quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới và miễn trừ ngoại giao. Đến năm 1985 đã có 143 nước tham gia Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, trong đó có Việt Nam (từ năm 1980).
* Từ ngày 17-5-1958, Hồ Chủ tịch đã tới ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch cho đến khi qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tại đây có 3 máy điện thoại, cạnh đó còn úp một chiếc mũ sắt bộ đội. Cửa cầu thang lên gác có chiếc chuông đồng nhỏ để báo cho Bác khi khách đến thǎm. Tầng trên của nhà sàn có 2 phòng nhỏ: phòng làm việc và phòng ngủ. Ở phòng ngủ có chiếc giường gỗ để mộc, 1 bàn gỗ nhỏ và chiếc tủ con đặt cạnh đầu giường.
Đồ dùng hàng ngày của Bác là hai chiếc quạt (1 quạt giấy và 1 quạt lá cọ), chiếc phích nhỏ, 1 chai nước nguội, chiếc cốc thuỷ tinh, chiếc chổi tre, 1 cái radiô và một chiếc quạt điện.
* Ngày 16-5-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập "Quĩ tham gia kháng chiến", kêu gọi mỗi người dân đóng góp một số tiền bằng 10 ngày sinh hoạt phí của bộ đội. Kết quả là thu được 174 triệu đồng.
* Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Cách mạng quân sự Bắc Kỳ. Ngày 15-5-1945 tại chợ Chu, Thái Nguyên đã diễn ra lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh. Đây là lực lượng vũ trang được tổ chức hoàn chỉnh và trang bị tương đối đầy đủ.
Việt Nam giải phóng quân gồm các chi đội chiến đấu. Các chi đội chiến đấu đã tham gia giành chính quyền và giữ chính quyền ở một số địa phương trước và trong Cách mạng, trưởng thành mau chóng và trở thành QĐNDVN.
* Ngày 14-5-1992 Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Quốc phòng phát động phong trào "Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa" trong cả nước, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân với những người có công với nước.
* Ngày 13-5-1954 Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể tại cánh đồng Mường Thanh - Trung tâm tập đoàn cứ điểm của địch vừa bị tiêu diệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tư lệnh chiến dịch thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ tuyên dương công trạng các đơn vị tham gia chiến dịch, các đơn vị trong toàn quân, đồng bào ở địa phương trong cả nước đã tạo nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Nhân dịp này đại đoàn 312 đã được nhận cờ "Quyết chiến quyết thắng".
* Từ 12 đến 14-5-1981 Việt Nam được Hội nghị BCH Hội đồng tương trợ kinh tế họp kỳ thứ 99 thông qua những biện pháp đặc biệt kể cả trong lĩnh vực KHKT nhằm nhanh chóng phát triển và nâng cao hiệu qủa nền kinh tế quốc dân. Các nước thành viên sẽ hợp tác về kinh tế khoa học và kỹ thuật với Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, địa chất, vận tải, khí tượng, y tế, trang bị cho các viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật.
* Ngày 11 đến 20-5-1951 Đại hội đại biểu Đảng bộ liên khu Việt Bắc lần thứ nhất, có gần 200 đại biểu của 16 tỉnh về dự. Có 3 đảng viên mới được mời là anh Đông Phương Sóc - một chiến sĩ chuyên đánh mìn có nhiều thành tích ở Bắc Ninh và chị Ngô Thị Nọi - một nữ chiến sĩ người Thái ở Yên Bái. Đồng chí Hoàng Quốc Việt đại diện Trung ương Đảng về dự Đại hội.
Đại hội đã nghiên cứu kỹ chính cương và điều lệ Đảng, nghe báo cáo về tình hình mọi mặt trong liên khu, căn cứ vào dự án của liên khu ủy định một chương trình hành động cụ thể cho thời gian tới. Ngày 11-5-1957, Hồ Chủ tịch đã về thăm nhà máy ô tô "1-5". Sau đó 6 năm, nhà máy còn được Bác Hồ về thăm lớp học bổ túc văn hoá vào tối 19-12-1963.
* Ngày này năm 1965, khi tròn 75 tuổi, để chuẩn bị cho cuộc ra đi của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc để lại cho toàn Đảng và toàn dân ta.
Trong mấy năm chuẩn bị văn kiện này, Bác Hồ chỉ giao cho đồng chí thư ký riêng Vũ Kỳ giữ gìn. Cứ đến tháng 5 của các năm 1966, 1967, 1968, 1969, Bác lại sửa chữa và viết thêm. Đến ngày 10-5-1969, Bác đã viết xong toàn bộ bản Di chúc lịch sử.
Rất ung dung rất thư thái, Bác Hồ chọn dịp kỷ niệm ngày sinh của mình để viết về ngày ra đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị Cách mạng đàn anh khác.
* Ngày 9-5-1972, Mỹ phong toả miền Bắc nước ta lần thứ hai. Chỉ trong vòng 10 ngày, chúng đã rải 43 bãi thuỷ lôi với hàng nghìn quả trên cửa sông, cửa biển, hải cảng, đường hàng hải quốc tế, các khu chuyển tải và vùng ven biển miền Bắc nước ta.
* Ngày 8-5-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ.
Trong thư Bác viết: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới chỉ là bước đầu. Chúng ta không nên vì thắng lợi mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để giành lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng phải đấu tranh trường kỳ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn.
* Ngày 7-5-1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ!
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954. Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt và bắt gọn 16 nghìn tên địch (gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh), bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới.