* Từ 15 đến 28-8-1945, Việt Nam giải phóng quân cùng toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Đêm ngày 15 và ngày 16-8-1945, từ Tân Trào, Việt Nam giải phóng quân chia làm hai bộ phận, tiến về tỉnh lỵ Tuyên Quang và Thái Nguyên. Ngày 17 tiến công trại lính Nhật ở thị xã Tuyên Quang, ngày 20 bao vây quân Nhật ở Thái Nguyên, kêu gọi chúng đầu hàng.
Cùng nhân dân các địa phương, Việt Nam giải phóng quân phát triển nhanh chóng trong quá trình tổng khởi nghĩa và là lực lượng quân sự cách mạng đóng góp vào sự thành công của việc giành chính quyền về tay nhân dân.
* Ngày 15-8-1946, Chính phủ ra quyết định thành lập thị xã Hưng Yên, gồm có 2 khu phố Đầu Lĩnh và Đằng Giang. Thị xã Hưng Yên có phố Hiến nổi tiếng, từ cuối thế kỷ XVI đã có nhiều người nước ngoài đến đây buôn bán, tàu buôn đến dỡ hàng và nộp thuế ở đây. Các lái buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh, Hoa kiều lần lượt đến phố Hiến.
Hiện nay, phố Hiến và thị xã Hưng Yên còn nhiều di tích lịch sử hấp dẫn khách du lịch trong nước và ngoài nước.
* Oantơ Xcốt là nhà vǎn Anh, sinh ngày 15-8-1771 tại Xcốtlen, qua đời nǎm 1832.
Cha ông là chưởng lý tại toàn án và muốn ông nối nghiệp mình. Nhưng Xcốt lại ham thích vǎn chương. Lúc đầu ông làm thơ, sau chuyển sang viết tiểu thuyết lịch sử và trở thành một nhà vǎn độc đáo.
Tuy các tiểu thuyết lịch sử Xcốt lấy đề tài từ nhiều nước và nhiều thời đại khác nhau nhưng có một nét thống nhất là bao giờ nhà vǎn cũng chọn giai đoạn lịch sử trong đó diễn ra những mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp gay gắt. Mặt khác, trong khi dựng lại bức tranh quá khứ, ông nhìn thấy rõ vai trò của nhân dân và quá trình phát triển thấy rõ vai trò của nhân dân và qúa trình phát triển khách quan của xã hội.
Bạn đọc Việt Nam quen biết nhà vǎn Oantơ Xcốt qua tiểu thuyết "Ai van hô", tác phẩm lớn nhất của ông đã được dựng thành phim.
* Pharađây là nhà vật lý và hoá học người Anh. Ông sinh ngày 22-9-1791.
Nǎm 1812 với những thí nghiệm của mình, ông được làm trợ lý khoa học của Viện nghiên cứu Hoàng Gia. Nǎm 1823 ông đã thực hiện việc hoá lỏng phần lớn chất khí đã biết lúc bấy giờ.
Về vật lý, ông đã nghiên cứu về hiện tượng điện từ và tìm thấy tác dụng của nam châm ảnh hưởng đến dòng điện. Nǎm 1831 ông phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ, tức là sự biến đổi công cơ học thành điện nǎng, và như vậy đặt nền tảng cho việc chế tạo ra máy phát điện. Sau đó ông đưa ra lý thuyết về hiện tượng điện phân. Chính các từ "điện phân", "điện cực", "i-on" là do ông đặt ra. Ông còn đưa ra lý thuyết về sự nhiễm điện bằng cảm ứng.
Pharđây còn là người chỉ ra hiện tượng phát quang và khám phá ra tính nghịch từ. Vào những nǎm cuối đời, ông còn quan tâm nghiên cứu về tác dụng của từ trường đối với ánh sáng phân cực. Ông được Viện Hàn lâm khoa học Pari công nhận là người kế tục Đantông trong số 8 thành viên nước ngoài của Viện. Pharđây mất ngày 15-8-1867.
* Sau 10 nǎm xây dựng, ngày 15-8-1914 chính thức khai thông kênh đào Panama, rút ngắn con đường hàng hải Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Kênh đào Panama nằm trên lãnh thổ nước cộng hoà Panama. Kênh dài 79,6 km, rộng từ 150 đến 304 m, sâu 13,5 m đến 26,5 m. Trên kênh có ba hệ thống bể van với 6 bể cao rồi từ từ hạ xuống, thuận tiện cho việc tàu bè ngược xuôi. Kênh đào Panama rút ngắn thời gian đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, tạo thuận lợi cho sự giao lưu giữa bờ biển phía đông với bờ biển phía tây châu Mỹ, với châu Á và châu Đại Dương. Mỗi nǎm có khoảng 15.000 tàu thuyền qua kênh, chiếm 5% số hàng hoá chở bằng tàu thuyền trên địa cầu. Có khoảng 60 quốc gia và khu vực sử dụng con kênh này.
Đây là một trong những công trình thế kỷ, thể hiện sức mạnh vĩ đại của con người trước thiên nhiên.
* Thực hiện lời cam kết với lực lượng đồng minh Anh - Mỹ ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Hồng quân chia làm 4 mũi tiến công như vũ bão kéo dài 5000km ở đông - bắc Trung Quốc.
Mũi thứ nhất tiến vào Trường Xuân, Thẩm Dương. Mũi thứ hai phối hợp với quân Mông Cổ tiến vào Thừa Đức, Cẩm Châu, Trương Gia Khẩu. Mũi thứ ba từ Hải Sâm Uy tiến vào Cát Lâm, Cáp Nhĩ Tân. Mũi thứ tư tiến công vào Tề Tề Cáp Nhĩ. Trong khi đó hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Xô Viết vẫn đổ bộ vào Bắc Triều Tiên, miền nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin để phối hợp tác chiến.
Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt cǎn cứ chiến lược bậc nhất của quân phiệt Nhật ở Đông Tam Tỉnh và đạo quân Quan Đông tinh nhuệ nhất gồm hơn 1 triệu quân Nhật. Trước tình thế thất bại rõ ràng, ngày 15-8-1945 Nhật hoàng công bố lệnh đầu hàng không điều kiện Liên Xô và lực lượng đồng minh chống phát xít. Ngày 2-9-1945 Hiệp ước đầu hàng đã được chính thức ký trên một chiến hạm của Hoa Kỳ.