* Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh nǎm 1901 ở làng Lũng Xuyên, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, bị giặc Pháp đem bắn ở Hóc Môn, tỉnh Gia Định cũ, vào ngày 28-8-1941 cùng với một số các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Từ nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Nǎm 1929 đồng chí vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 5-1931, đồng chí bị mật thám địch bắt tại Hà Nội. Sau đó đồng chí bị kết án 20 nǎm khổ sai, 20 nǎm quản thúc, đầy đi nhà tù Sơn La, đến tháng 12-1933 chuyển ra Côn Đảo. Tháng 4-1935, đồng chí vượt ngục, về hoạt động ở Sài Gòn, Chợ Lớn, phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng. Đến cuối tháng7-1940, đồng chí bị địch bắt tại cơ quan báo của Đảng, Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng và lần đầu tiên lá cờ này xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940. Trong kỳ họp Quốc hội khoá I, các đại biểu đã quyết định lấy lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa do Nguyễn Hữu Tiến vẽ làm Quốc kỳ của nước ta.
* Tại Bà Điểm, Hóc Môn, ngày 28-8-1941, thực dân Pháp đã xử bắn các đồng chí: Nguyễn Vǎn Cừ (sinh ngày 9-7-1912). Tổng Bí thư của Đảng; Nguyễn Thị Minh Khai (sinh ngày 1-1-1910) - Xứ uỷ viên Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn; Phan Đǎng Lưu (sinh ngày 5-5-1902) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Võ Vǎn Tần (sinh 1894) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Hà Huy Tập - Uỷ viên Trung ương Đảng.
Trước họng súng của kẻ thù, các đồng chí bình tĩnh, không chịu bịt mắt và hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
* Ngày 28-8-1945, hai chi đội giải phóng quân đầu tiên tiến vào Hà Nội. Buổi duyệt binh đầu tiên của quân đội cách mạng quần áo còn nhiều kiểu, nhiều màu, vũ khí còn thô sơ, nhưng được nhân dân Hà Nội khâm phục và trìu mến đón mừng.
* Bộ Tài chính là một trong những bộ được thành lập đầu tiên cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 28-8-1945.
Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính là đồng chí Phạm Vǎn Đồng.
Lúc chính quyền mới về tay nhân dân ta (sau Cách mạng tháng Tám), trong quỹ của Ngân khố Trung ương chỉ có vẻn vẹn 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó có 580.000 đồng là tiền hào rách nát chờ tiêu huỷ.
* Thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ Trung ương Đảng tháng 1/1949 về việc rút các đại đội độc lập về để cùng với các tiểu đoàn tập trung, xây dựng thành những binh đoàn chủ lực, ngày 28-8-1949, Đại đoàn Quân tiên phong (tức sư đoàn 308) được thành lập ở Đồn Du (Thái Nguyên).
Tiền thân của đại đoàn là trung đoàn 308 (trung đoàn này được tổ chức sau chiến dịch Việt Bắc 1947, gồm các đơn vị của trung đoàn vệ binh 147 và trung đoàn Thủ đô) và một số tiểu đoàn có thành tích chiến đấu ở các chiến khu. Đây là đại đoàn chủ lực, cơ động đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đang được mang danh hiệu "Quân Tiên phong" .
* Giôhan Vôngang Gớt sinh ngày 28-8-1749, trong một gia đình giàu có ở thành phố Phrǎng phuốc bên sông Mainơ (nước Đức) và mất vào nǎm 1832.
Lúc nhỏ ông được bố và gia sư dạy chữ, nhiều tiếng nước ngoài. Từ nǎm 1765 đến 1768, ông học khoa Luật ở trường đại học Laixích, học thêm cả hội hoạ và vǎn học.
Gớt là nhà vǎn hào vĩ đại nhất trong lịch sử vǎn học nước Đức và là một trong những vǎn hào lỗi lạc của thế giới. Bạn đọc Việt Nam yêu mến ông qua vở kịch: Phaoxtơ, tiểu thuyết " Những nǎm học nghề của Vinhem Maixtơ", "Nỗi đau của chàng Véctơ".
* Tuốcghênhép là nhà vǎn hiện thực nổi tiếng nước Nga, sinh ngày 28-8-1818.
Ông đã đem đến cho vǎn học Nga, cho tiểu thuyết Nga một phong cách trữ tình, lãng mạn và cao thượng đầy chất thơ. Với cảm xúc tinh tế và khả nǎng nắm bắt tinh thần của thời đại một cách nhạy bén, tác phẩm của ông đã phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần của xã hội Nga vào những nǎm 1840-1870. Ông có cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ vǎn học Nga thế kỷ XIX.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Bút ký người đi sǎn" (1847); "Ru đin" (1855); "Mối tình đầu" (1860), "Ngày hôm trước" (1860), "Cha và con" (1862).
Ông mất ngày 2-9-1883.
* Lép Nicôlaiêvich Tônxtôi sinh ngày 28-8-1828 và qua đời nǎm 1910, là nhà vǎn vĩ đại của người Nga và thế giới.
Trong hơn 60 nǎm cầm bút, ông đã để lại một di sản vǎn học đồ sộ gồm nhiều tiểu thuyết, kịch vǎn chính luận, nhật ký, thư từ, và Toàn tập Tônxtôi, gồm 90 tập.
Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc, đến cuối đời, Tônxtôi đã lên án sự bóc lột cùng lối sống xa hoa của giai cấp này và tự nguyện làm luật sư cho triệu triệu dân cày. Các tác phẩm chính của ông gồm: "Phục sinh", "Anna Karêninna", "Chiến tranh và hoà bình", "Đức cha Xécghi"...
* Lui Paxtơ (Louis Pasteur) từ trần ngày 28-8-1895. Ông sinh nǎm 1822 ở Jura, nước Pháp.
Paxtơ học tập ở trường trung học Bơdǎngxông trước khi được nhận vào trường Sư phạm Pari nǎm 1843. Là tiến sĩ vật lý và hoá học, ông trở nên nổi tiếng khi công bố một báo cáo khoa học về tinh thể học. Từ nǎm 1862, ông tập trung nghiên cứu vi sinh vật. Các nghiên cứu của ông về bệnh dại đã gây nên những cuộc bút chiến mạnh mẽ và đã dẫn tới việc điều chế được vắc xin phòng ngừa bệnh dại, khiến ông càng nổi tiếng trên thế giới.
Ở thủ đô Hà Nội có một vườn hoa mang tên Paxtơ và có tượng của ông.
* Cônxtantin Ximônốp sinh nǎm 1915 ở Bêtơrôgrát (nước Nga), qua đời ngày 28-8-1979.
Ông là nhà vǎn, nhà thơ, nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng.
Trong những nǎm chiến tranh ái quốc chống Phát xít Đức xâm lược Liên Xô, ông là phóng viên của báo Sao Đỏ, có mặt ở nhiều chiến dịch quan trọng. Ngoài thơ trữ tình, vở kịch "Những người Nga" và truyện "Ngày và đêm" của ông là hai tác phẩm nổi tiếng của nền vǎn học Xô Viết trong chiến tranh. Từ lâu, Ximônốp là nhà vǎn gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua bài thơ nổi tiếng "Đợi anh về" và vở kịch "Những người Nga". Ông còn viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tập thơ "Việt Nam mùa đông nǎm bảy mươi".