* Nhà vǎn Nguyễn Khoa Vǎn, bút danh Hải Triều, sinh ngày 1-1-1908 tại An Cựu, ngoại thành Huế. Ông là đảng viên lớp đầu của Đảng cộng sản Đông Dương. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị đưa về Huế kết án 9 nǎm khổ sai và 8 nǎm quản thúc. Tháng 7-1932 ông được trả tự do. Ra tù, ông bí mật hoạt động Cách mạng. Đồng thời, ông viết bài trên các báo chí hợp pháp để truyền bá chủ nghĩa Mác và quan điểm của Đảng về nghệ thuật vị nhân sinh. Ngòi bút lý luận sắc bén của ông từng áp đảo đối phương trong những cuộc tranh biện, bút chiến về vǎn học.
Tháng 8-1940 ông lại bị bắt đi an trí tại Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Đến tháng 3-1945 ông mới được thả. Sau đó ông tham gia tổng khởi nghĩa ở Huế. Sau khi giành chính quyền, ông là Giám đốc Sở tuyên truyền Trung Bộ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ông làm Giám đốc Sở tuyên truyền Liên khu IV, Uỷ viên ban chấp hành Chi hội vǎn nghệ Liên khu IV. Các tác phẩm chính của ông là: "Duy tâm hay duy vật" (chuyên luận, xuất bản vǎn 1935). "Vǎn sĩ và xã hội" (1937), "Về vǎn học nghệ thuật" (tuyển tập - 1965).
Ông mất ngày 6-8-1954 tại Hà Lũng tỉnh Thanh Hoá, sau cơn bệnh kéo dài, thọ 46 tuổi.
* Ngày 6-8-1972, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.800 trên miền Bắc. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi 270 máy bay Mỹ, bắn cháy, bắn chìm 8 tàu chiến Mỹ, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố trung dũng, quyết thắng".
* Hồi 9 giờ 15 phút ngày 6-8-1945, trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hirôsima, một hải cảng lớn của Nhật. Trái bom nổ, phát sinh một cột lửa hình nấm cao 20 km, huỷ diệt một phạm vi đường kính tới 5 km, làm hàng vạn người chết và ngắc ngoải suốt đời.
Không ghê tay trước tội ác man rợ này, ngay sau khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật, Mỹ lại cho ném trái bom nguyên tử thứ hai, mục tiêu là thành phố Nagadaki, vào lúc 12 giờ ngày 9-8-1945, trong khi tan tầm, người đi làm đổ ra kín đường. Trái bom đã san phẳng thành phố thành tro bụi, giết hại hàng chục vạn dân.
Cả loài người đều lên án việc làm này của Mỹ, và ngày trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nhật Bản (6-8) trở thành ngày chống vũ khí nguyên tử, dưới khẩu hiệu "Không để tái diễn thảm họa Hirôsima và Nagadaki".