* Báo "Thanh niên" xuất bản tại Sài Gòn ra số đầu tiên ngày 7-8-1943. Tờ báo do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát chủ trương, với sự cộng tác của nhiều tri thức, nghệ sĩ yêu nước như: Dương Tử Giang, Lưu Hữu Phước, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Xuân Diệu...
Tờ báo trở thành hạt nhân của phong trào thanh niên yêu nước Nam Bộ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tờ báo tồn tại đến số cuối ra ngày 30-9-1944.
* Ngày 7-8-1956, nước ta thành lập ngành dự trữ quốc gia. Hiện nay ngành dự trữ quốc gia có hệ thống kho tàng riêng biệt, chủng loại hàng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, phân phối đều trên các vị trí xung yếu.
Ngành có một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ bảo quản, một trường chuyên đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành bảo quản. Nǎm 1996 ngành được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
* Ngày 7-8-1964 Bộ Tổng tư lệnh tổ chức lễ tuyên dương công trạng các đơn vị quân đội lập công trong hai ngày 2 và 5-8-1964.
Hồ Chủ tịch tới dự và huấn thị: "Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang nhưng chớ vì thắng lợi mà tự mãn, chủ quan, khinh địch. Chúng ta phải biết rằng đế quốc Mỹ và tay sai "Chết thì chết, nết không chừa", chúng còn nhiều âm mưu hung ác". Tại lễ tuyên dương, Chủ tịch Trường Chinh trao tặng Huân chương Quân công cho 10 đơn vị thuộc bộ đội phòng không và hải quân đã có thành tích bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái, đánh đuổi tàu chiến Mỹ.
* Đại hội thi đua "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" lần thứ nhất của lực lượng vũ trang nhân dân đã diễn ra ngày 7-8-1965 tại Hà Nội.
Đây là Đại hội đầu tiên của các đơn vị Anh hùng chống Mỹ cứu nước. Dự đại hội có đông đủ đại biểu các quân chủng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ. Hồ Chủ tịch đã đến huấn thị cho Đại hội.
Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Thanh Nghị đã trao cờ "Đơn vị Quyết thắng" cho 367 đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, xây dựng và phục vụ chiến đấu.
* Ngày 7-8-1989, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã ký lệnh công bố Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản. Pháp lệnh khẳng định: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, phải được bảo vệ, sử dụng hợp lý nhằm bảo quản nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Bản pháp lệnh gồm 8 chương, với 36 điều. Các chương chính của pháp lệnh là: Điều tra địa chất; Khai thác mỏ; Bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; Thanh tra Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; giải quyết tranh chấp.
* Rabindranat Tago (Rabindranth Tagore) là nhà thơ lớn, nhà vǎn hoá lỗi lạc của Ấn Độ. Ông sinh nǎm 1861 tại Canquitta, và mất tại đây ngày 7-8-1941.
Thuở bé, Tago thông minh, hiếu học. Ở tuổi thanh niên, Tago đã dịch thông thạo nhiều tác phẩm của các nhà vǎn châu Âu, thích nghe kể sử thi và dân ca.
Sự nghiệp sáng tác vǎn học nghệ thuật của ông rất đồ sộ và nổi tiếng. Tago là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nôbel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông còn để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức hoạ đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.
Rabindranát Tago xứng đáng là một trong những thiên tài của nhân loại ở thế kỷ XX. Nǎm 1961 thế giới đã kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông.