* Cuộc khởi nghĩa Hương Sơn (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo được phát động từ năm 1885. Qua 10 năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân dựa vào nhân dân và địa thế hiểm trở để đánh địch. Ngày 28-9-1895, Phan Đình Phùng chỉ huy nghĩa quân đánh quân Pháp ở vùng núi Vụ Quang. Cuộc chiến đấu kết thúc với thắng lợi thuộc về nghĩa quân. Chiến thắng Vụ Quang làm nức lòng nhân dân và nghĩa quân. Đây cũng là thắng lợi vang dội trong phong trào chống Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX ở nước ta.
* 28-9-1945 Hồ Chủ tịch đã gửi thư kêu gọi "Sẻ cơm nhường áo" trong thư có đoạn viết "... Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo".
* Ngày 28-9-1945, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đã tổ chức lễ đầu hàng tại Phủ toàn quyền cũ (ở Hà Nội).
* Ngày 28-9-1864 thành lập Hội liên hiệp Lao động quốc tế (Còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
Hội hoạt động dưới sự chỉ đạo của Mác - Ǎngghen. Và tồn tại đến năm 1876.
* Lui Paxtơ (Luois Paster) là một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn nhất cho nhân loại. Ông sinh ngày 27-12-1822 tại nước Pháp.
Từ năm 26 tuổi ông đã có một phát minh khoa học về tinh thể học làm cho tên tuổi ông nổi tiếng trong giới khoa học. Sau đó ông nghiên cứu sự lên men của rượu và chứng minh việc diệt trừ men gây bệnh ở rượu là cần đun nóng rượu lên 55 độ C. Từ năm 1868 ông bị liệt nửa người nhưng ông tiếp tục hoàn thành các công trình vĩ đại của mình: Tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm ở xúc vật.
Năm 1873 Paxtơ được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Pháp. Năm 1881 được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh và được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp Quốc. Và một phát minh to lớn của thời gian này là tìm ra Vắcxin phòng bệnh chó dại. Phát minh này được đánh giá là đã mở đầu cho Y học hiện đại.
Ông mất ngày 28-9-1895. Chính phủ Pháp đã tổ chức quốc tang để tưởng nhớ ông.