* Ngày 10-11-1978. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết nghị: Lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong hai lần chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 358 máy bay Mỹ các loại và 16 người Hà Nội được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Việt Nam
* Phạm Kiệt tên thật là Phạm Quang Khanh, sinh ngày 10-11-1912, quê ở Quảng Ngãi, qua đời nǎm 1975.
Ông tham gia Đảng cộng sản Đông Dương từ nǎm 1931. Giữa nǎm đó ông bị giặc Pháp bắt.
Nǎm 1943, ông bị đày đi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Tại đây ông cùng các đồng chí tổ chức chi bộ Đảng trong nhà tù, xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ trang.
Tháng 3-1945, Phạm Kiệt đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa chiếm đồn Ba Tơ, rồi cũng các đồng chí lãnh đạo nhân dân huyện Ba Tơ nổi dậy giành chính quyền. Ông đã có công xây dựng và phát triển đội du kích Ba Tơ lớn mạnh, là tiền thân của lực lượng vũ trang miền Trung Trung Bộ, góp phần to lớn vào thắng lợi của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (nǎm 1945).
Từ nǎm 1960 đến nǎm 1975, ông Phạm Kiệt lãnh đạo lực lượng công an vũ trang và đã được phong quân hàm Trung tướng nǎm 1974.
* Trịnh Vǎn Cấn tên thật là Trịnh Vǎn Đạt quê ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, thường gọi là Đội Cấn.
Ông là một binh sĩ yêu nước đã cùng với Lương Ngọc Quyến lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tháng 8-1917. Đội Cấn chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng vì lực lượng quá mỏng, phải rút khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên, đem quân về hoạt động ở vùng núi giáp Vĩnh Yên. Đến cuối nǎm sau, trước sự truy lùng của quân Pháp, ông đã tự sát vào ngày 10-11-1918 để giữ trọn khí tiết.
* Ngày 10-11-1945 từ khắp 4 phương, 437 đại biểu thanh niên và 148 quan sát viên đại diện cho 30 triệu thanh niên của 63 nước trên thế giới đến Luân Đôn họp Đại hội thành lập Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới. Lá cờ của Liên đoàn với khẩu hiệu "Thanh niên thế giới đoàn kết lại! Tiến lên vì nền hoà bình lâu dài" là mục tiêu phấn đấu và là động cơ đoàn kết đấu tranh của thanh niên.
Thế giới
* Phriđrich Silơ (Fricdrich Sehiller) - nhà vǎn, nhà thơ, nhà viết kịch lớn nước Đức, sinh ngày 10-11-1759. Ông học luật, sau chuyển sang ngành y. Tại đại học Y khoa ông đã sáng tác vở kịch "Những tên cướp". Vở diễn được nhân dân hoan nghênh. Hai nǎm sau ông viết vở kịch "Âm mưu và tình yêu" (1783), và từ đây ông xác lập vị trí vững vàng trên kịch trường.
Tư tưởng trong các tác phẩm của ông thể hiện sự bênh vực nhân dân, động viên nhân dân đứng lên làm cách mạng lật đổ ách phong kiến chuyên chế.
Ông mất ngày 9-5-1805, khi 46 tuổi.