Một số sự kiện trong ngày 12 tháng 11:

00:00, 12/11/2014

* 12-11-1944: Quân Pháp cho khoảng 700 lính khố đỏ, tiến từ thị xã Thái Nguyên lên Võ Nhai Đêm ngày 12-11-1944, quân Pháp cho khoảng 700 lính khố đỏ, tiến từ thị xã Thái Nguyên lên Võ Nhai, vừa hàng quân vừa sửa chữa cầu đường để ứng cứu đồn Tràng Xá đang bị Cứu quốc quân và tự vệ bao vây. Ngày 13-11, một đơn vị Cứu quốc quân của ta phục kích địch ở La Hóa (Lâu Thượng) bắn chết 10 tên địch, thu nhiều vũ khí các loại. Đến ngày 27-11, Bộ chỉ huy quân Pháp tập trung lớn binh lính từ Lạng Sơn, Bắc Giang, thị xã Thái Nguyên tấn công Võ Nhai, đánh vào hang Mỏ Gà – nơi có hàng trăm dân sơ tán ở đây. Cứu quốc quân và tự vệ của ta đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ nhân dân, chặn đánh bước tiến của chúng.

 

* Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12-11-1913 tại Hà Nội và qua đời nǎm 1995.
Ông sáng tác không nhiều nhưng được bạn đọc nhớ mãi với bài thơ "Ông đồ". Bài thơ thể hiện niềm hoài cổ và cảm thông với số phận của "những người muôn nǎm cũ, hồn ở đâu bây giờ".
Ngoài làm thơ, Vũ Đình Liên còn dạy học, từng là chủ nhiệm khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, dịch vǎn học Pháp. Ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

 

* Ngày 12-11-1936, hơn 10 nghìn công nhân mỏ than Cẩm Phả đã giành được thắng lợi sau một tuần bãi công, đấu tranh buộc chủ mỏ phải tǎng lương giảm giờ làm.
Trong tháng 11-1936 còn có cuộc tổng bãi công của hơn 30 nghìn công nhân mở than ở Hồng Gai, Cẩm Phả, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc 5.
Ngày 12 tháng 11 hàng nǎm đã trở thành Ngày truyền thống của công nhân mỏ Việt Nam.

 

* Ngày 12-11-1945, tại Cái Răng (tỉnh Cần Thơ), Lê Bình và một số tự vệ đóng giả là những người Hoa Kiều vào đồn pháp xin giấy phép đi lại các làng để mua lợn về mổ bán. Lừa khi bọn Pháp sơ ý. Lê Bình cùng bốn đồng đội đã rút súng bắn vào tên đồn trưởng cùng bọn lính. Sau đó Lê Bình leo lên cột cờ để hạ lá cờ giặc xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên thì anh bị trúng đạn, hy sinh. Bốn chiến sĩ cảm tử cũng đều tử trận.
Trận Cái Rǎng do Lê Bình chỉ huy là trận đánh của quân và dân Cần Thơ từ những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến. Nó đã có tiếng vang rộng lớn trong nước và báo chí Pháp cũng có nhiều bài tường thuật.
Lê Bình sinh nǎm 1924, quê ở Hà Tĩnh. Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân cho liệt sĩ Lê Bình.

 

* Sáng sớm ngày 12-11-1965, quân giải phóng Miền Nam bất ngờ tấn công vào sở chỉ huy, và khu pháo binh địch ở Bầu Bàng tỉnh Thủ Dầu Một (cũ). Sau 3 giờ chiến đấu, quân giải phóng đã giết và làm bị thương hơn 2000 tên Mỹ, phá huỷ 40 xe tǎng, bắn rơi 2 chiếc máy bay địch.
Ngay sau trận đánh, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ đã đến thǎm và khen ngợi đơn vị quân giải phóng vừa chiến thắng ở Bầu Bàng.

 

* Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ VII vòng 1 được tiến hành từ ngày 12 đến ngày 22-11-1976 tại Câu lạc bộ Lao Động cũ. Có 539 đại biểu thay mặt hơn 67 nghìn Đảng viên về dự.
Đại hội vòng 2 họp từ ngày 25 tháng 5 đến 2-6-1977, gồm có 619 đại biểu thay mặt gần 70 nghìn đảng viên.
Các đại biểu đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa VII gồm có 44 đồng chí. Đồng chí Lê Vǎn Lương, uỷ viên Bộ Chính trị được bầu làm Bí thư Thành uỷ.

 

Thế giới

 

* Lưu Thiếu Kỳ sinh nǎm 1898 trong một gia đình nông dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Ông học trường Đại học cộng sản Phương Đông ở Mátxcơva. Sau khi về nước, ông trở thành một trong những lãnh tụ phong trào Công đoàn. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập 1949, Lưu Thiếu Kỳ được cử làm Chủ tịch Ban Thường trực Quốc hội, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Tháng 12-1958, ông được cử làm Chủ tịch nước. Đồng thời, ông được bầu làm Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày 12-11-1967, ông bị ốm và chết tại Khai Phong (Hà Nam).