* Nguyễn Trường Tộ sinh nǎm 1828, quê Hưng Nguyên, Nghệ An. Ngoài chữ Hán ông còn học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Nǎm 1858, ông sang Pháp, ba nǎm sau mới về nước. Người Pháp đã có ý dùng ông làm tay sai, nhưng giàu lòng yêu nước, ông từ chối không nhận mọi chức tước. Ở ẩn nơi quê nhà, ông lần lượt gửi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học, giáo dục. Ngoài 14 bản trần tình về quốc kế dân sinh, ông còn có nhiều bài thơ hay được truyền tụng. Ông mất ngày 22-11-1871.
* Giáo sư Phạm Huy Thông sinh ngày 22-11-1916, quê ở tỉnh Hưng Yên, mất nǎm 1988 tại Hà Nội.
Nǎm 1937, ông sáng Pháp học tập, đậu tiến sĩ luật khoa và thạc sĩ sử - địa. Trên đất Pháp, ông hǎng hái hoạt động trong giới Việt kiều yêu nước.
Nǎm 1952, Chính phủ Pháp trục xuất ông về nước và quản chế tại Sài Gòn. Đầu nǎm 1954, ông lại tham gia đấu tranh chính trị và là Tổng thư ký phong trào hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn.
Nǎm 1956 đến nǎm 1967, ông làm Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội. Từ nǎm 1968 là Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học xã hội. Nǎm 1987, giáo sư Phạm Huy Thông được Viện Hàn lâm khoa học Cộng hoà dân chủ Đức bầu làm viện sĩ.
Phạm Huy Thông còn là nhà thơ, làm thơ từ nǎm 18 tuổi. Trong phong trào Thơ Mới, ông được chú ý với các tập thơ và kịch thơ: Yêu đương, Anh Nga, Tần Ngọc, Tiếng địch trong sông Ô.
* Ngày 22-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: Thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính mỗi cấp.
Thế giới
* Giắc Lơnđơn (Jack London) là nhà vǎn hiện thực Mỹ. Ông sinh ngày 12-11-1876.
Thời sinh viên ông đã cho đǎng một số truyện ngắn. Tác phẩm "Tiếng gọi nơi hoang dã" đã có tiếng vang. Truyện "Tình yêu cuộc sống" đã đưa ông vào hàng những nhà vǎn được công chúng rộng rãi hết sức yêu mến. Nǎm 1907 nhà vǎn cho ra đời tiểu thuyết "Gót sắt". Đây là tác phẩm viễn tưởng thể hiện những tư tưởng ước mơ xã hội của ông.
Giắc Lơnđơn là nhà vǎn được quần chúng yêu mến và là nhà vǎn có tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất trong thời đại của ông. Ông mất ngày 22-11-1916.