Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 12:

00:00, 20/12/2014

 * Nguyễn Tri Phương, Đại thần triều Nguyễn, Tổng đốc thành Hà Nội, quê ở tỉnh Thừa Thiên. Ngày 19-11-1873, quan Pháp đanh úp thành Hà Nội, ông bị trọng thương, được lính pháp cứu chữa nhưng khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết vì việc nghĩa". Sau đó ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào 20-12-1873, thọ 73 tuổi.

* Ông Đỗ Ngọc Du sinh ngày 20-12-1907 tại thị xã Hải Dương, quê chính ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Sau khi được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (năm 1926) ở Quảng Châu, ông trở về nước hoạt động, tham gia sáng lập Đông Dương cộng sản Đảng, được bầu làm Bí thư xứ uỷ Bắc Kỳ kiêm Bí thư Thành uỷ Hà Nội (năm 1929)

Sau ngày hợp nhất Đảng (3-2-1930) ông được Đảng cử sang liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và hoạt động phong trào Việt kiều yêu ước ở Thượng Hải.

Tháng 6-1931 thực dân Pháp bắt ông Đỗ Ngọc Du ở Thượng Hải và đưa về Việt Nam, lưu đày ở Sơn La, Côn Đảo, năm 1936 ông được thả tự do. Những năm tháng tù đày, ông bị bệnh lao quá nặng nên mất tháng 1-1938.

 

* Nhà văn Phan Tứ, tên thật là Lê Khâm, sinh ngày 20-12-1930, quê ở tỉnh Quảng Nam, qua đời năm 1995.

Năm 1950 ông nhập ngũ, từng ở chiến trường Hạ Lào. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc. Năm 1961 trở về Nam, ông công tác Tuyên huấn ở Liên khu V.

Phan Tứ viết nhiều thể loại, nhưng chủ yếu là tiểu thuyết. Các tác phẩm có tiếng: Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng, Về làng, Trại ST 18. Thành công hơn cả hai tập tiểu thuyết: Gia đình má Bảy (năm 1968), Mẫn và tôi (năm 1972).

 

* Ngày 20-12-1963, khánh thành lò cao số 1 khu gang thép Thái Nguyên. Trong phong trào thi đua hướng về miền Nam thân yêu, cán bộ và công nhân khu gang thép Thái Nguyên đã dũng cảm vượt khó khăn, hoàn thành lò cao số 1 trước thời hạn, lấy thành tích chào mừng ngày thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam.

 

Thế giới

 

* Ngày 20-12-1991, Hội nghị Alma Ata tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia có chủ quyền (SNG). Có nguyên thủ 11 nước cộng hoà thuộc Liên Xô tham dự gồm: Âudơbekixtan, Ucraina, Agiécbaidan, Bêlorútxia, Agiécbaidan, Acmênia, Cadắcxtan, Kiếcghidixtan, Mônđavia, Tuốcmenixtan, Tadikixtan và Gruzia tham gia với tư cách quan sát viên, Liên bang Xô Viết chấm dứt hoạt động (1922-1991) từ đó.