* Ngày 21-12-1941 trên báo Độc Lập số 113, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết bài "Thế giới đại chiến và phận sự dân ta" vạch rõ nhiệm vụ của toàn dân lúc này là phải đoàn kết trong các tổ chức của Việt Minh "đồng tâm hiệp lực, muôn người một lòng, nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
* Ngày 21-12-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy điện Yên Phụ và nhà máy điện Bờ Hồ (nay là Công ty điện lực Hà Nội).
Ở hai nhà máy, Bác Hồ đã thăm hỏi sức khoẻ, tình hình sinh hoạt, công việc của công nhân, cán bộ. Bác nói:
"Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi và cảm ơn các cô, các chú. Bây giờ nhà máy thuộc về các cô, các chú, tất cả các cô, các chú phải đoàn kết chặt chẽ hăng hái thi đua để xứng đáng là người chủ của nhà máy".
* Từ ngày 21 đến ngày 26-12-1965 đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12. Hội nghị đã định ra nhiệm vụ, chủ trương, phương châm thích hợp với tình hình mới, động viên cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
Hội nghị đề ra nhiệm vụ: "Động viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước..."
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 là một văn kiện lịch sử quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn trong cuộc đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ.
* Ngày 21-12-1972. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra "Tuyên bố về bước leo thang chiến tranh mới của chính quyền Níchxơn" với quy mô và mức độ tàn phá chưa từng thấy và vạch trần thủ đoạn lật lọng xảo quyệt của chính phủ Mỹ không chịu ký Hiệp định "chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam" như đã thoả thuận.
Thế giới
* Giăng Raxin (Jean Racine) là nhà soạn kịch cổ điển vĩ đại nước Pháp. Ông sinh ngày 21-12-1639.
Có thể chia sự nghiệp sáng tác của ông làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu (1664-1665) với các tác phẩm như: ăngđrômác, Những kẻ sính kiện cáoExter, Atali thực sự là một tuyệt tác viên mãn của nền bi kịch cổ điển Pháp.
Bi kịch của ông đã dung hoà được một cách tuyệt vời giữa các mặt tương phản của cuộc sống, xung đột và trữ tình, bi thiết và hùng tráng, và dịu dàng lắng đọng. Ông được coi là người đã đưa bi kịch cổ điển Pháp sánh ngang với bất cứ nền bi kịch nào của chủ nghĩa cổ điển châu Âu.
Ông mất ngày 21-4-1699.
* Gustavơ Flôbe (Gustave Flaubert) là nhà văn hiện thực lớn nước Pháp. Ông sinh ngày 21-12-1821. Sáng tác đầu tay của ông là "Xmar" (1849). Bảy năm sau ông ra đời tiểu thuyết "Bà Bôvary" (1856) và ngay lập tức gây chấn động dư luận đương thời. Ngoài tác phẩm trên ông còn có các tác phẩm "Xalambô" (1862), "Giáo dục tình cảm" (1869) "Ba truyện"(1887), "Buva và Pecuysê".
Ông là một nhà văn lao động nghiêm túc. Ông có công trực tiếp dìu dắt nhà văn Môpátsăng ở những bước đi đầu tiên. Tầm vốc của tác phẩm nghệ thuật đã đưa ông vào hàng những đỉnh cao của nền văn học thế giới. Ông mất năm 1880.
* Ngày 21-12-1972, Đông Đức và Tây Đức ký hiệp định chính thức chấm dứt hai thập kỷ thù địch trong thời kỳ chiến tranh lạnh.