* Ngày 15-1-1937 Báo Nhành lúa ra số đầu tiên tại Huế. Đây là một tờ báo của những người Cộng sản ở Trung Kỳ do Hải Triều (tức Nguyễn Khoa Văn) làm chủ bút. Tờ báo đánh dấu thời kỳ Mặt trận dân chủ đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai. Do bị đàn áp, tờ báo ra được tới số 9 vào ngày 13-9-1937 thì bị đình bản.
* Ngày 15-1-1952, chị Bùi Thị Cúc, chiến sĩ công an tỉnh Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng Huân chương Độc lập hạng ba.
Chị Bùi Thị Cúc đã có công trừ gian xây dựng cơ sở kháng chiến địa phương. Chị bị địch bắt, chúng tra tấn cực kỳ dã man, chị vẫn giữ vững tinh thần, không khai báo và đã hy sinh khi mới 23 tuổi.
Tháng 8-1995, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định truy tặng chị Bùi Thị Cúc danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
* Ngày 15-1-1970 Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự cấp Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Pháp lênh quy định danh hiệu, tiêu chuẩn đối với mỗi người hoặc đơn vị để được tặng. Ngày 27-1 Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã ký Lệnh công bố.
* Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 trên miền Bắc nước ta từ 16-4-1972 đến 29-12-1972, đế quốc Mỹ đã huy động đến mức cao nhất từ trước đến nay lực lượng hải quân, không quân kể cả không quân chiến lược gồm các loại máy bay hiện đại nhất lúc đó đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Quân và dân miền Bắc đã kiên quyết giáng trả thích đáng, đập tan âm mưu của Mỹ.
Ngày 15-1-1973 Tổng thống Mỹ Ních xơn phải tuyên bố chấm dứt toàn bộ việc ném bom, bắn phá, thả mìn miền Bắc nước ta.
* Sư đoàn phòng không Hà Nội (tức sư đoàn 361) được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15-1-1976.
Sư đoàn đã bắn rơi 591 máy bay Mỹ (trong đó có 35 pháo đài bay B52), 225 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 92 giặc lái, bảo vệ vùng trời thủ đô Hà Nội và miền Bắc trong những nǎm có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Đặc biệt tối 18-12-1972, sư đoàn đã phóng quả tên lửa đầu tiên hạ ngay một chiếc B52 mở đầu trận "Điện biên Phủ trên không".
Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã 7 lần tới thǎm các trận địa của sư đoàn 361 và khen ngợi chiến sĩ, cán bộ của sư đoàn.
* Ông Dương Quảng Hàm sinh ngày 15-1-1898 quê ở tỉnh Hưng Yên, qua đời cuối nǎm 1946 tại Hà Nội.
Nǎm 1920, ông tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm, rồi làm giáo sư trường trung học bảo hộ (tức trường Bưởi, nay là trường Chu Vǎn An, Hà Nội).
Ông Dương Quảng Hàm là nhà giáo dục và nhà nghiên cứu vǎn học - Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là cuốn "Việt Nam Vǎn học sử yếu" xuất bản nǎm 1941, sách giáo khoa của nhiều thế hệ học sinh.
* Thiếu tướng Hoàng Sâm, tên thật là Trần Vǎn Kỳ sinh nǎm 1915 ở tỉnh Quảng Bình, mất ngày 15-1-1969.
Cuối nǎm 1944, ông là Đội trưởng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, chỉ huy các trận chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần. Nǎm 1947 ông là chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Tiến, có nhiều công lao trong việc tiêu diệt địch, xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích. Từ nǎm 1952 đến nǎm 1954, ông là Đại đoàn trưởng đại đoàn 304 và phái viên của Bộ Tổng tư lệnh đi các chiến dịch.
Từ cuối nǎm 1955 đến đầu nǎm 1969 là tư lệnh nhiều quân khu. Lúc qua đời là Bí thư quân khu quân khu uỷ và Tư lệnh Quân khu III.
Thiếu tướng Hoàng Sâm đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng nhất.
Thế giới
* 15-1-1944, Uỷ ban Cố vấn châu Âu quyết định chia cắt nước Đức.
* Môlie (Molière) là nhà viết hài kịch Pháp. Ông sinh ngày 15-1-1622. Thời trẻ ông học luật nhưng lại ham mê sân khấu. Từ nǎm 1644 ông thành lập đoàn kịch. Ông là diễn viên và kiêm viết kịch bản. Các vở kịch của ông chủ yếu phê phán giai cấp quí tộc rởm đời, bọn tu hành lợi dụng tôn giáo; và luôn luôn đứng về phía nhân dân lao động. Ông nổi tiếng với các vở "Trường học làm chồng", "Trường học làm vợ", "Jac Tuyphơ", "Đông Goǎng", "Người ghét đời", "Lão hà tiện", "Trưởng giả học làm quý tộc", "Người bệnh tưởng".
Ông mất vào ngày 10-8-1673.
* Xôphia Vaxiliépna Cavalépxcaia là nữ bác học xuất sắc người Nga, sinh ngày 15-1-1850 tại Matxcơva. Nǎm 1873 bà đã nghiên cứu thành công về Lý thuyết phương trình vi phân đạo hàm riêng và đưa vào giáo trình cơ bản của toán giải tích. Sau đó bà có công trình Bổ sung và nhận xét về nghiên cứu hình dáng vành sao Thổ. Nǎm 1883 bà là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được phong chức phó giáo sư rồi giáo sư của Vương quốc Thụy Điển. Ngoài nghiên cứu khoa học bà còn viết vǎn, viết kịch như tiểu thuyết Người theo chủ nghĩa hư vô (1884), vở kịch Cuộc đấu tranh vì hạnh phúc (1887). Nǎm 1888 bà hoàn thành công trình Về sự quay của một vật rắn xung quanh một điểm đứng yên và được giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pari và Thụy Điển. Bà qua đời vào nǎm 1891 ở tuổi 41.