Một số sự kiện trong ngày 27 tháng 1:

00:00, 27/01/2015

* Từ ngày 27-1 đến 4-2-1954 đã diễn ra chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Toàn bộ chiến địch, quân ta tiêu diệt 8 cứ điểm lớn, trong đó có vị trí kiên cố nhất là Mǎng Đen, bức rút 6 vị trí khác, diệt 2000 sinh lực địch. Quân ta giải phóng toàn tỉnh Kon Tum rộng lớn gồm 16.000 km2 và 20 vạn dân. Thị xã Kon Tum giải phóng ngày 5-2-1954. Chiến thắng tạo điều kiện cho bộ đội địa phương ở tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà phối hợp tích cực chiến đấu phá chiến dịch Átlǎng của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

* Từ ngày 19 tháng 12 - 1946, quân dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ từng cǎn nhà, từng góc phố, chống lại sự xâm lược của quân đội Pháp. Nhân dịp tết Đinh Hợi 1947, ngày 27 tháng giêng nǎm đó, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho Trung đoàn Thủ đô. Người viết:
"Cùng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô yêu quí! Các em là đội quyết tử. Các em quyết tử để cho Tổ Quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn nǎm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau.
Các em hǎng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em".

 

* Vào lúc 11 giờ (giờ Pari) ngày 27-1-1973, hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Pari, giữa các Bộ trưởng ngoại giao thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Hiệp định nêu rõ: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ.

 

* Ngày 27-1-1992, vườn quốc gia Bến En (ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá) thành lập.
Bến En có hồ chứa nước rộng tới 4.000 hécta, sâu hàng chục mét. Trên mặt nước nhô lên 24 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo có rừng cây, hoa lá, nhiều giống chim thú sống tự nhiên và do người chǎn thả, nuôi dưỡng.
Bến En không những là khu bảo tồn các nguồn gien động vật, thực vật hiếm quý, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, mà còn là một khu tham quan, du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.

 

* Phạm Phú Thứ, sinh ngày 27-1-1820, quê ở tỉnh Quảng Nam, qua đời nǎm 1880. Nǎm 23 tuổi đã đỗ tiến sĩ, làm quan dưới triều nhà Nguyễn đến chức Thượng thư.
Nǎm 1865, ông đi sứ sang Pháp làm Phó trưởng đoàn của phái đoàn do Phan Thanh Giản dẫn đầu để thương lượng chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Sau khi ở Pháp về, nhiều lần ông tâu xin nhà vua cải cách việc chính trị, giáo dục của nước ta. Ông còn xin phép in, xuất bản những sách khoa học thường thức của phương Tây để đưa vào dạy ở các trường học. Đáng tiếc là phần lớn những đề nghị của ông đều bị thế lực bảo thủ trong triều đình cự tuyệt.
Vǎn thơ và các sớ tấu của Phạm Phú Thứ hiện còn được lưu giữ.

 

Thế giới

 

* Đmitri Ivanovich Menđêlêev - nhà hoá học lớn người Nga, sinh ngày 27-1-1834.
Nǎm 1869, ông phát minh ra Định luật tuần hoàn Menđêlêev. Trên cơ sở đó ông đã xây dựng hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêev. Ông đã hệ thống hoá những chi thức tản mạn về hiện tượng đồng hình, nhờ đó đã phát triển môn địa hoá học. Ông phát hiện độ sôi tối hạn, xây dựng thuyết Hđrát hoá của dung dịch. Ông đề xuất thuyết nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ. Ông còn nghiên cứu chế tạo thuốc súng không khói, nghiên cứu khí tượng học, hoàn thiện kỹ thuật đo lường, đề xuất phương pháp khai thác dầu mỏ và nhiều quy trình sản xuất hóa chất. Ông mất ngày 20-1-1907.

 

* 27-1-1967, hơn 60 nước đã ký Hiệp ước cấm sản xuất và lưu hành vũ khí hạt nhân.