* Đại hội Đại biểu lần thứ 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 27-3-1982 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội khẳng định toàn Đảng, toàn dân phải ra sức phấn đấu làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội đề ra 4 mục tiêu kinh tế và xã hội tổng quát của những nǎm 80. Nội dung chính của công nghiệp hoá - xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt là tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Đại hội quyết định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá, thực hiện làm chủ ở ba cấp: Trung ương, địa phương và cơ sở.
* Sau khi Quốc tế 2 phản bội, tình hình thế giới đòi hỏi giai cấp công nhân phải thành lập tổ chức Cách mạng của mình.
Ngày 27-3-1919, tại Mátxcơva, Lênin đã chủ trì Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) có sự tham dự của đại diện 30 Đảng cộng sản và các tổ chức cánh tả trên thế giới với khẩu hiệu: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, liên hiệp lại". Nǎm 1920, tại Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng một số đảng viên khác đã tán thành gia nhập Quốc tế 3 và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Quốc tế Cộng sản ra đời đã trở thành chỗ dựa tinh thần quan trọng cho Cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phong là ủy viên Trung ương Quốc tế Cộng sản.
* Từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc), 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các Đảng bộ trong nước và các tổ chức Đảng ở nước ngoài đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đại hội đã phân tích tình hình quốc tế và xác định nhiệm vụ của Đảng là: Củng cố phát triển Đảng, thâu phục quảng đại quần chúng, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Hoa. Đại hội cũng thông qua nghị quyết về vận động công nhân, nông dân và thanh niên... Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được bầu gồm các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Hoàng Đình Giang... Đại hội lần thứ nhất mang ý nghĩa lịch sử quan trọng là đã khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương xuống cơ sở. Thống nhất sự chỉ đạo chuẩn bị điều kiện cho phong trào Cách mạng Đông Dương chuyển sang giai đoạn mới.
* Nhằm thúc đẩy hoạt động báo chí cách mạng và tập hợp lực lượng báo chí tiến bộ thành một mặt trận thống nhất, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích cực vận động tiến tới thành lập một tổ chức các nhà báo tiến bộ đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân chủ khác.
Ngày 27-3-1937, trong khuôn khổ một cuộc họp công khai, Hội nghị báo giới Trung Kỳ đã khai mạc tại Đông pháp lữ quán 1 - Huế với 70 đại biểu của các báo Trung Kỳ và đại biểu báo chí cách mạng Bắc Kỳ. (Đồng chí Võ Nguyên Giáp đại biểu cho báo Rassemblement và đồng chí Hà Huy Giáp của báo Tiếng Trẻ). Hội nghị đã kêu gọi lập một mặt trận thống nhất của những người làm báo Đông Dương và yêu cầu được tự do xuất bản và thành lập Hội Ái hữu báo giới Trung Kỳ. Sự kiện này đã mở đầu cho cuộc vận động mở hội nghị báo giới ở các địa phương khác.
* Ngày 27-3 hằng nǎm được nước ta chọn là "Ngày Thể thao Việt Nam".
Ngày này cách đây 52 nǎm, 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bài nhan đề "Sức khoẻ và thể dục" đǎng trên báo Cứu Quốc - Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khǎn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục - ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ" - Bác Hồ viết tiếp: "Dân cường thì quốc thịnh - Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục - Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập".
* Ngày 27-3-1964 Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hội trường Ba Đình. Đây là một hội nghị Diên Hồng của thời đại mới. Người đã báo cáo với Hội nghị những thành tích to lớn của nhân dân ta trong mười nǎm qua, về tình hình hiện tại và nhiệm vụ trước mắt.
"Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Mọi người chúng ta bất kỳ ai làm việc gì, ở cương vị nào, đều phải là những chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy". Người kêu gọi "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại đồng bào miền Nam ruột thịt".
Thế giới
* Ngày 27-3 là Ngày Quốc tế sân khấu. Lịch sử xã hội phát triển loài người ghi nhận loại hình nghệ thuật sân khấu ra đời từ rất lâu. Nó bao gồm các thể loại kịch và cả nghệ thuật múa rối. Ở châu Âu kịch nói phát triển mạnh, đặc biệt ở vào thế kỷ XVI với tên tuổi của Sếchxpia (người Anh) và thế kỷ XVIII với Sinlơ (người Đức). Các tác phẩm ở thời kỳ này thường mang đậm chất bi xen lẫn hùng, như Hǎm lét, Âm mưu và tình yêu...
Đối với Việt Nam, nghệ thuật hát chèo là nghệ thuật truyền thống đối với dân tộc. Nó vừa độc đáo vừa gần gũi trong quần chúng nhân dân. Được phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng. Hiện nay nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã phong phú bởi nhiều loại hình khác nhau cùng cấu thành bộ môn sân khấu Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.