* Nhà vǎn Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6-3-1903. Ông quê ở huyện Vǎn Giang, tỉnh Hưng Yên và qua đời nǎm 1977. Ông đã viết hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện dài, cùng nhiều thể loại vǎn học khác. Ông được xếp là người đứng hàng đầu trong trào lưu vǎn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám.
* Ông Lê Thanh Nghị tên thật là Nguyễn Khắc Xứng sinh ngày 6-3-1911 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thượng Cốc, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương, từ trần nǎm 1989.
Từ nǎm 1928, ông đã tham gia phong trào công nhân chống áp bức của bọn đế quốc và chủ mỏ, gia nhập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau đó vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 5-1930 đến đầu nǎm 1945, ông hoạt động ở Hà Nội, Hải Dương, tham gia Thành uỷ Hà Nội. Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ, hai lần bị tù đày.
Từ nǎm 1946 đến nǎm 1954, ông là một trong những người chủ chốt của Liên khu III.
Từ nǎm 1951 đến nǎm 1982, ông Lê Thanh Nghị được bầu làm ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, và được cử giữ các chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng nhà nước. Ông là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VI, đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.
* Nhà thơ Vĩnh Mai tên thật là Nguyễn Hoàng, quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông sinh ngày 6-3-1918 và mất nǎm 1981. Ông hoạt động trong phong trào thanh niên dân chủ ở Huế từ nǎm 1936. Nǎm 1940 bị bắt và đầy đi Buôn Mê Thuột Nǎm 1945 ra tù tiếp tục hoạt động và tham gia khởi nghĩa ở Phú Yên. Tác phẩm chính: Đất đen và hoa thắm, Tiếng hát, Những dân quân xã....
* Ngày 6-3-1946 tại nhà số 38 phố Lý Thái Tổ, với mục đích loại bớt kẻ thù và để ta có thời gian chuẩn bị kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã ký với đại diện của chính phủ Pháp - Xanhtơny bản hiệp định sơ bộ với Pháp. Theo hiệp định này, Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước tự do, có Chính phủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính của mình. Đồng thời coi Việt Nam là một thành viên ở trong Liên bang Đông Dương và Khối liên hiệp Pháp. Cũng theo hiệp định này, 15.000 quân Pháp vào miền Bắc để thay thế quân Tưởng.
* Quân đội Mỹ đã đổ bộ những đơn vị đầu tiên lên Cảng Đà Nẵng vào ngày 6-3-1965. Từ đây cuộc can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ, và từng bước dùng không quân leo thang đánh phá miền Bắc. Kết thúc cuộc chiến tranh này, quân Mỹ đã phải rút về nước để lại hậu quả nghiêm trọng về những thiệt hại và những di chứng của nó. Nhân dân tiến bộ Mỹ và thế giới đã đấu tranh biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ.
* Từ ngày 6 đến 8-3-1979, tại Henxinki (Phần Lan), Hội đồng hoà bình thế giới tổ chức hội nghị quốc tế khẩn cấp ủng hộ Việt Nam. Hơn 100 nước và 30 tổ chức quốc tế dự hội nghị. Hội nghị đã đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết và bảo vệ Việt Nam.