* Tháng tư nǎm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã gửi thư ngỏ tới đến các đảng phái, lực lượng chính trị về việc thành lập mặt trận thống nhất nhân dân chống đế quốc. Bức thư xác định rõ: mục tiêu của những người Cộng sản là thống nhất tǎng cường và củng cố tất cả các lực lượng phản đế ở Đông Dương; chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng đất nước. Sau khi phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, bức thư đưa ra những gợi ý cụ thể về phương thức, biện pháp để tiến tới thống nhất, hành động. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm đoàn kết các lực lượng, phe phái chính trị trong cả nước vì mục tiêu giải phóng đất nước.
* Ngày 15-4-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang và do đồng chí Trường Chinh chủ trì, Hội nghị nhằm giải quyết các vấn đề quân sự đã được hội nghị tháng 3-1945 của Thường vụ Trung ương Đảng nêu ra. Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào chống Nhật của nhân dân ta, nghị quyết của hội nghị vạch rõ: tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng cǎn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Hội nghị đã quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. Một ủy ban quân sự được thành lập gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Vǎn Tiến Dũng, Lê Vǎn Nghị, Trần Đǎng Ninh.
* Ngày 15-4-1946, Bộ Quốc phòng khai giảng khoá đầu tiên trường võ bị Trần Quốc Tuấn (Tức là trường sĩ quan lục quân sau này) để đào tạo những sĩ quan ưu tú của quân đội cách mạng Việt Nam. Ngày 15-4 trở thành ngày truyền thống của trường sĩ quan lục quân.
* Ngày 15-4-1949, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đại đoàn 308 (Còn gọi là sư đoàn Quân Tiên phong) là đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta.
Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và giặc Mỹ, Đại đoàn 308 đã lập được nhiều chiến công vẻ vang.
* Ngày 15-4-1992, Quốc Hội khoá 8 tại kỳ họp thứ 11 đã thông qua hiến pháp mới của nước ta. Hiến Pháp mới có 147 điều, 12 chương.
Thế giới
* 15-4-1991, ngoại trưởng của các nước trong Cộng đồng châu Âu đã đồng ý xoá bỏ tất cả các lệnh cấm vận còn lại đối với Nam Phi.