Một số sự kiện trong ngày 16 tháng 4:

00:00, 16/04/2015

* Từ ngày 16-4-1946 đến ngày 23-5-1946, Phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do đồng chí Phạm Vǎn Đồng dẫn đầu sang thǎm thân thiện Quốc hội và nhân dân Pháp. Nhiệm vụ của phái đoàn là đoàn kết, làm cho người Pháp hiểu ta để gây tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Cuộc đi thǎm nước Pháp của phái đoàn Quốc hội ta đã thành công tốt đẹp.

 

* Ngày 16-4-1946, thành lập Bộ đội quân y. Ra đời vào nǎm đầu tiên của nền Cộng hoà, Bộ đội quân y Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập và trở thành bộ phận cấu thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với nhiệm vụ bảo đảm quân y cho các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu; Bộ đội quân y kết hợp cùng dân y lập mạng lưới y tế thống nhất, góp phần chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Các chiến sĩ quân y đã thực sự là những người lính trên mặt trận không tiếng súng mà không kém phần cam go thử thách. Ngày nay Bộ đội quân y đã lớn mạnh, có trình độ y học hiện đại với mạng lưới rộng từ TW đến các đơn vị cơ sở.

 

* Ngày 16-4-1959, tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam. Hồ Chủ tịch đã cǎn dặn: "Chính trị phải làm chủ đường lối, chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được cho nên báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng".
Thấm nhuần lời dạy của Bác, giới báo chí Việt Nam không ngừng trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất Cách mạng xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng vǎn hoá, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay.

 

* Ngày 16-4-1972, Tổng thống Nichxơn ra lệnh cho tàu chiến và máy bay Mỹ ồ ạt đánh phá miền Bắc nước ta một cách dã man chưa từng có; tàu chiến Mỹ bắn phá dọc bờ biển từ Nghệ An đến Đồ Sơn; lúc 2 giờ 15 phút hàng trǎm máy bay trong đó có hàng chục máy bay B52 đánh phá bừa bãi cảng Hải Phòng; đến 9 giờ 30 phút nhiều máy bay Mỹ bắn phá nội thành Hà Nội và đánh trở lại cảng Hải Phòng. Quân dân Hà Nội - Hải Phòng cảnh giác cao, đánh giỏi thắng lớn, bắn tan xác 15 máy bay Mỹ, trong đó thủ đô Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, thành phố cảng Hải Phòng bắn rơi 10 chiếc trong đó có một chiếc B52.

 

* 16-4-1975: giải phóng Phan Rang.
Mở đầu trận đánh, sư đoàn 3 quân khu 5 được tǎng cường trung đoàn bộ binh 25 hình thành ba mũi tấn công Phan Rang, sân bay Thành Sơn và cảng Ninh Chữ. Trung đoàn 2 tiến công phá vỡ tuyến phòng ngự của địch ở Kiền Kiền. Trung đoàn 414 đánh về hướng Ninh Chữ. Trung đoàn 25 được tǎng cường tiểu đoàn 6 (trung đoàn 12) tiếp tục tiến công tuyến phòng ngự ngoại vi sân bay. Trung đoàn 101 (sư đoàn 325) và một tiểu đoàn xe tǎng bước vào chiến đấu thực hiện đòn tiến công quyết định. Địch chống trả quyết liệt. Ta thực hành tiến công trong hành tiến, tập trung ưu thế binh hoả lực trên hướng chủ yếu, hình thành thế bao vây vu hồi, đột phá mạnh, nhanh chóng chọc sâu chia cắt địch. Phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, ta lần lượt đánh chiếm dinh tỉnh trưởng, sân bay Thành Sơn, Tháp Chàm và một số vị trí khác, làm tan rã toàn bộ lực lượng địch ở Phan Rang, bắt sống trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, thu nhiều vị trí trang bị, trong đó có gần 40 máy bay nguyên vẹn.

 

Thế giới

 

* Tenlơman, nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của phong trào công nhân Đức và Quốc tế, tổng bí thư Đảng cộng sản Đức sinh ngày 16-4-1886.
Là Đảng viên Đảng Xã hội - Dân chủ Đức nhưng ông phản đối chủ trương cơ hội của Đảng. Là bí thư Đảng xã hội - Dân chủ nhưng khi Đảng Cộng sản thành lập ông đã ra nhập và được bầu vào BCHTW Đảng Cộng sản Đức. Ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản và đưa lực lượng vũ trang của giai cấp công nhân thoát khỏi vòng vây của kẻ địch.
Nǎm 1924, Tenlơman là Uỷ viên Bộ Chính trị, 1925, là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đức. Ông được bầu vào ban chấp hành quốc tế cộng sản từ nǎm 1924. Ông đã tham gia làm đại biểu Cộng sản trong Quốc hội Đức và tổ chức ra "Liên đoàn xung kích đỏ" để chống cảnh sát, côn đồ và bọn phát xít phá hoại phong trào công nhân.
Khi Hítle thành lập chế độ độc tài phát xít Tenlơman chuyển vào hoạt động bí mật. Nǎm 1933 ông bị cảnh sát phát xít Đức bắt giam sau 11 nǎm giam cầm, không làm nhụt được tinh thần cách mạng bất khuất của ông, bọn phát xít đã ám hại ông ở trại tập trung Bukhenvan tháng 8 nǎm 1944.

 

* Vua hề Saclô - nhà điện ảnh tài ba - tên thật là Sacli Saplin sinh ngày 16-4-1889. Sự nghiệp nghệ thuật của Saclô đã để lại một khối lượng to lớn và đóng góp nhiều giá trị cho điện ảnh bởi những tư tưởng yêu hoà bình và tự do.
Ông đã để lại những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như: Nhà độc tài, Thời đại mới, Đi tìm vàng, Gà trống nuôi con...

 

* 16-4-1948: Thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC).