* Nǎm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi anh chị em lao động cả nước nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Người kêu gọi giai cấp công nhân, nhân dân lao động đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để chuẩn bị đầy đủ điều kiện đặng chuyển mạnh sang tổng phản công. Trọng tâm thi đua là: Quân đội thi đua giết giặc lập công; Công nhân thi đua sản xuất lương thực; Người trí thức thi đua sáng tạo, phát minh; Cán bộ thi đua cần kiệm liêm chính Toàn dân thi đua tích cực tham gia kháng chiến.
* Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng sinh ngày 1-5-1904, quê xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Khi nhỏ học ở Huế, ông là một học sinh giỏi, sáng lập hội Hội tu nghiệp thanh niên. Sau, ông về dạy trường tiểu học Vinh. Nǎm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt, rồi tham gia lập Việt Nam Cách mạng Đảng. Có lúc ông sang Lào vận động thành lập các chi bộ. Nǎm 1926 ông sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội. Tại đây ông được kết nạp vào Cộng sản đoàn rồi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với tư cách là người Cộng sản. Nǎm 1927 ông được cử sang học tại trường đại học Phương Đông và dự Đại hội lần thứ sáu Quốc tế Cộng sản, sau đó trở về nước hoạt động. Nǎm 1930 ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương và thảo "Luận cương chính trị" đầu tiên của Đảng. Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương đã bầu ông làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.
Ông là một trong những người góp phần quan trọng vạch ra đường lối tất thắng của Cách mạng Việt Nam. Ông là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh thực hiện đường lối đó. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do ông làm Tổng bí thư; Cách mạng Việt nam đã phát triển sôi nổi mà đỉnh cao lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh. Ông bị đế quốc Pháp bắt và hy sinh ngày 6-9-1931. Sự hy sinh của ông đã để lại cho những lớp Đảng viên sau này một tấm gương sáng chói về khí tiết của người Cộng sản.
* Nghệ sĩ nhân dân Đinh Ngọc Liên, sinh ngày 1-5-1912, qua đời nǎm 1991.
Ông là một trong những người đầu tiên có công xây dựng đoàn quân nhạc Việt nam, là nghệ sĩ chỉ huy dàn dựng lâu nǎm giàn nhạc kèn. Nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên còn là tác giả một số hoà tấu kèn nổi tiếng như: Chiến thắng Phủ Thông; Xuân chiến thắng; Hải cảng về ta; Chúng ta có Bác Hồ; Vọng gác tiền tiêu; Hành khúc tang lễ.
* Hàng nǎm, ngày Quốc tế lao động trở thành cơ hội để các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức Cách mạng biểu dương lực lượng và tuyên truyền Cách mạng dưới nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, giải truyền đơn, bãi công. Nhưng ngày 1-5-1938, lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức công khai, với quy mô chưa từng có ở Hà Nội. Những chiến sĩ cộng sản hoạt động công khai trong nhóm báo "tin tức" phối hợp với một số lực lượng tiến bộ, trong đó có chi nhánh Đảng xã hội Pháp, tổ chức cuộc mít tinh công khai này tại khu Đấu Xảo (nay là Cung Vǎn hoá hữu nghị Việt- Xô). Cuộc mít tinh được tiến hành với một ý thức kỷ luật và tổ chức cao, thu hút tới 25.000 người thuộc đủ các ngành, các giới, chia thành 25 đoàn với những huy hiệu biểu tượng riêng cho ngành, giới mình. Cuộc mít tinh đã diễn ra một cách sôi nổi, với các bài diễn thuyết và các khẩu hiệu chiến đấu như "Đi tới mặt trận Bình dân Đông Dương", "Tự do nghiệp đoàn", "Chống nạn thất nghiệp", "Tự do - Cơm áo - Hoà Bình" v.v...
Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, đánh dấu uy tín và nghệ thuật tổ chức của những người Cộng sản.
* Từ ngày 1-5 đến 6-5-1952 đã diễn ra Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất. Tại Đại hội, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của việc thi đua yêu nước. Đồng chí Trường Chinh báo cáo "Phong trào thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới", tổng kết phong trào thi đua trong thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới.
Đại hội đã long trọng tuyên dương 7 anh hùng tiêu biểu cho công nông binh và lao động trí óc: Cù Chính Lan, La Vǎn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh. Đại hội đã nói lên chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, anh hùng tập thể của quân và dân ta, có tác dụng mãnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ái quốc toàn dân tiến lên một bước mới.
* Đơn vị bay đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào ngày 1-5-1959 đó là Đoàn 919.
Hơn sáu nǎm sau, vào đêm 15-12-1965, Nguyễn Vǎn Ba và Lê Tiến Phước đều là chiến sĩ lái máy bay của Đoàn 919, đã bắn rơi chiếc C23 chở biệt kích Mỹ - Nguỵ trên vùng trời Tây Bắc.
* Ngày 1-5-1964, Mặt trận Tây Nguyên được thành lập dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tổng tư lệnh, đồng thời chịu sự lãnh đạo của khu uỷ 5. Nhiệm vụ của Mặt trận là xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh và tiêu diệt địch, có quân chủ lực mạnh làm nòng cốt thúc đẩy lực lượng vũ trang trong ba thứ quân, tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực địch, thu hút giam chân quân chủ lực địch, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy. Phối hợp với vũ trang Trị Thiên, Khu 5, Đông Nam Bộ tiến công địch trong thời điểm chiến lược, Tư lệnh Mặt trận là Đại tá Nguyễn Chánh, Chính uỷ Mặt trận là Đại tá Đoàn Khuê.
* Sáng ngày 1-5-1975, các chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo đã nổi dậy phá các nhà giam, làm chủ toàn bộ nhà tù Côn Đảo và chuẩn bị đón lực lượng của ta từ trong đất liền ra giải phóng huyện Côn Đảo.
Hàng trǎm chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo đã được giải phóng. Xoá bỏ chế độ hà khắc của nhà tù; tổ chức lần lượt đưa anh em về đất liền để về với gia đình và đơn vị.
Nhà tù Côn Đảo được Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến ngày giải phóng là 115 nǎm. Đây là nơi giam cầm nhiều lãnh tụ Cách mạng của Đảng ta, nhưng cũng là nơi đào tạo các cán bộ Cách mạng của Đảng.
* Ngày 1-5-1994, Tổng cục địa Chính Việt nam bắt đầu hoạt động.
Tổng cục này được thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước. Tổng cục Địa Chính là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức nǎng Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ.
Thế giới
* Từ nǎm 1884 tại thành phố công nghiệp Sicagô, Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ rằng: Từ 1-5-1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ. Chọn ngày ấy là vì hàng nǎm hợp đồng mới giữa thợ và chủ ký ngày 1-5; và để bọn chủ tư bản biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ khước từ.
Đến ngày 1-5-1886 công nhân kắp nơi mang biểu ngữ: Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập. Cuộc bãi công đã nổ ra khắp nước Mỹ. Đặc biệt ở Sicagô, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức ác liệt. Toàn thể công nhân đều xuống đường biểu tình đòi làm việc 8 giờ. Bọn chủ đuổi các công nhân bãi công, thuê người làm ở các phố bên cạnh. Chiều 3-5, khoảng 8.000 công nhân bãi công của nhà máy Mắccóocních đã bị cảnh sát bắn chết 6 người và bắn bị thương 50 người. Sôi sục cǎm phẫn, những người dự mít tinh phản đối sự khủng bố dã man của bọn cầm quyền. Cảnh sát lại bắn chết và làm bị thương hàng trǎm người nữa. Nhiều thủ lĩnh Công đoàn bị bắn và bị án tử hình. Nhưng trước sự đấu tranh mãnh liệt của công nhân, mấy ngày sau bọn cầm quyền buộc phải trả tự do cho những người bị giam giữ và trả lại quyền công dân cho những người bị án tử hình.
Cuộc đấu tranh anh dũng và hy sinh của công nhân Sicagô để giành ngày làm việc 8 giờ có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử. Từ đó, ngày 1-5 trở thành ngày đấu tranh của giai cấp công nhân các nước, ngày biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và lao động thế giới. Ngày đó trở thành ngày quốc tế lao động.