* Từ ngày 17-5-1958, Hồ Chủ tịch đã tới ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch cho đến khi qua đời. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tại đây có 3 máy điện thoại, cạnh đó còn úp một chiếc mũ sắt bộ đội. Cửa cầu thang lên gác có chiếc chuông đồng nhỏ để báo cho Bác khi khách đến thǎm. Tầng trên của nhà sàn có 2 phòng nhỏ: phòng làm việc và phòng ngủ. Ở phòng ngủ có chiếc giường gỗ để mộc, 1 bàn gỗ nhỏ và chiếc tủ con đặt cạnh đầu giường. Đồ dùng hàng ngày của Bác là hai chiếc quạt (1 quạt giấy và 1 quạt lá cọ), chiếc phích nhỏ, 1 chai nước nguội, chiếc cốc thuỷ tinh, chiếc chổi tre, 1 cái radiô và một chiếc quạt điện.
* Ông Thái Phiên sinh nǎm 1882 ở làng Nghệ An, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ông là một trong những người đầu tiên theo Tây học, tham gia phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp ở miền Trung.
Ông vận động thanh niên xuất dương du học, ủng hộ Duy Tân hội của Phan Bội Châu. Ông Thái Phiên đã cùng Trần Cao Vân lãnh đạo vận động khởi nghĩa nǎm 1916 và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa chống Pháp. Việc bại lộ, ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân bị giặc Pháp bắt vào ngày 17-5-1916, hai ông bị chém ở phía Bắc thành phố Huế. Sau cách mạng tháng Tám thành phố Đà Nẵng có thời gian đổi tên là thành phố Thái Phiên để ghi nhớ tên ông và khích lệ tinh thần yêu nước trong nhân dân tại đây.
* Quân và dân tỉnh Nghệ An đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1900 trên miền Bắc nước ta vào ngày 17-5-1967.
Thế giới
* Nhạc sĩ Pháp Pôn Đuycax sinh ngày 1-10-1865. Ông là đại biểu nổi bật nhất của âm nhạc chủ nghĩa ấn tượng ở Pháp. Ông viết nhiều thể loại âm nhạc đa dạng, phổ biến hơn cả là ôpêra "Arian và râu xanh" và bản "Xkecđô - Học trò phù thuỷ". Ông mất ngày 17-5-1935 tại Pari.
* Hǎngri Bácbuýt (Henri Barbusse) là nhà vǎn nổi tiếng của Pháp. Ông giữ vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền và phát triển tư tưởng vǎn học theo đường hướng hiện thực XHCN. Ông sinh ngày 17-5-1873 trong một gia đình tiểu trí thức.
Nǎm 23 tuổi Bácbuýt xuất bản tập thơ đầu tay. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ông tham gia quân đội. Là phóng viên mặt trận, ông có nhiều trang tư liệu về chiến tranh, về cuộc sống của người lính. Nǎm 1923 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.
Tác phẩm của Bácbuýt chủ yếu đề cập đến những đề tài thời sự. Các tác phẩm "Những người van nài" "Địa ngục" in đậm tính hiện thực, đi sâu khai thác số phận con người. Nhờ ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng thuộc địa, với các tác phẩm, ông được biết đến như một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình, tự do. Tiểu thuyết "Khói lửa" được coi là viên gạch đặt nền móng cho vǎn học XHCN Pháp. Những nǎm gần cuối đời ông còn viết các tác phẩm "Ánh sáng", "Xiềng xích", "Giesu Dôla"...
Ông qua đời vào ngày 30-8-1935.