* Ngày 21-5-1954 ba nghìn công nhân Nhà máy sợi Nam Định cùng nhân dân thành phố tổ chức mít tinh lớn và biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp, can thiệp Mỹ âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh Đông Dương và ủng hộ Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở Hội nghị Giơnevơ.
* Để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, từ tháng 2 nǎm 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập các chiến khu Cách mạng, tới tháng 5-1945 sau hội nghị các bí thư tỉnh ủy và ủy viên quân sự các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Ninh Bình và Hà Nam, Chiến khu Hoà-Ninh-Thanh chính thức được thành lập. Tại các cǎn cứ của chiến khu, những đơn vị vũ trang hình thành và tham gia chiến đấu gây thanh thế cho Cách mạng.
Chiến khu Hoà-Ninh-Thanh trở thành bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở các tỉnh nói trên.
* Phối hợp với Sài Gòn, từ ngày mùng 8 đến ngày 21-5-1968, ta đã tiến công đồng loạt vào các tuyến phòng thủ xung quanh Sài Gòn như Đức Hoà, Bến Lộc (Long An) Tân Thời Hiệp (Gia Định), Biên Hoà và các thành phố, thị xã vùng đồng bằng sông cửu Long như Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Châu Đốc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cà Mau. Đồng thời chúng ta đã chặn đánh các cuộc hành quân phản kích của địch ra Long An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà.
Trên mặt trận đường 9 - Trị Thiên ở Huế, sau khi rút ra ngoài, quân ta tiệp tục vây hãm thành phố, bao vây cụm cứ điểm Mỹ ở Khe Sanh, và chặn đánh các cuộc hành quân của Mỹ Ngụy ở đồng bằng và rừng núi. Theo con số thống kê được trong các cuộc tấn công đồng loạt này ta đã tiêu diệt và bắt sống 72.000 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 1.000 máy bay, bắn cháy hơn 2100 xe quân sự, hơn 120 tàu chiến của địch.
* Từ ngày 21-5 đến ngày 15-11-1972, Liên quân Lào - Việt Nam mở chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc tấn công lấn chiếm của gần 80 tiểu đoàn phái hữu Lào và quân Thái Lan được Mỹ chi viện.
Đến ngày 5-11-1972 quân đội phái hữu Lào đã rút hết khỏi phía nam cánh đồng Chum.