* Ngày 25-5-1954, Đảng và Chính phủ ta quyết định tiến hành đợt 1 cải cách ruộng đất ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) và 6 xã thuộc huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá). Đợt 1 này kết thúc vào ngày 20-9-1954. Trước khi tiến hành đợt 1, ta đã thí nghiệm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ trong 2 tháng để rút kinh nghiệm.
* Công chúa Lê Ngọc Hân sinh ngày 25-5-1770 là con gái có tài sắc hơn cả trong số các con gái của vua Lê Hiển Tông. Nhằm thắt chặt quan hệ giữa nhà Lê với quân Tây Sơn, nhà vua đã gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ vào nǎm 1786. Lễ thành hôn đã được tổ chức trọng thể ở kinh đô Thǎng Long. Sau đó, Ngọc Hân đã về Phú Xuân sống với vua Quang Trung, gắn bó đời mình với sự nghiệp của người anh hùng áo vải cờ đào, bằng một sự đồng cảm đặc biệt.
Sau khi vua quang Trung bǎng hà, nǎm 1792, hoàng hậu Ngọc Hân đã làm một bài thơ dài "Ai tư vãn", ca ngợi công đức của Nguyễn Huệ - Bà qua đời ngày 4-12-1799.
Ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có một phố và một trường học mang tên Lê Ngọc Hân.
* Bùi Huy Bích là danh sĩ đời Lê Mạt người làng Định Công, sang cư ngụ ở làng Thịnh Liệt, Thanh trì, Hà Nội. Nǎm 1762 Đời Lê Hiển Tông ông đỗ Hương Cống. Nǎm 1769, 25 tuổi ông đỗ tiến sĩ được bổ làm Hiệu lý Viện Hàn lâm, rồi thǎng làm thị chế, kế được thụ chức Thiên sai tri hộ phiên, kiêm chức Đông các hiệu thư. Nǎm 1777 ông làm Đốc đồng Nghệ An. Về sau kiêm chức Tả thị lanh bộ lại, Hành tham tụng. Ông làm quan chính trực, không cầu cạnh, từ lời nói đến việc làm là khuôn mẫu cho người đời. Bùi Huy Bích để lại các tác phẩm như "Bích câu tiền hậu", "Nghệ An tập thơ", "Thái Liên", "Tôn Am vấn cáo", "Hoàng việt thi tuyển", "Quốc triều chính đại lục", "Lịch triều thi sao"... Sách lịch Đại Danh hiền Phổ còn chép rằng: "Ông bình vǎn thì sang sảng, phong độ uy nghi, lúc nào cũng ung dung nhàn nhã. Mỗi khi ông dự tế trong Quốc Tử Giám thì người ta đua nhau đến xem". Vua Gia Long có vời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối.
Bùi Huy Bích mất ngày 25-5-1818.
* Theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương vận động thành lập một tổ chức công khai chống nạn mù chữ. Tháng 5-1938 các đồng chí Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp cùng với một số trí thức nhân trí tiến bộ đứng ra lập "Hội truyền bá quốc ngữ" do Nguyễn Vǎn Tố, một trí thức có tên tuổi và tiến bộ làm Hội trưởng. Ngày 25-5-1938, Hội truyền bá Quốc ngữ chính thức ra mắt tại trụ sở Hội thể dục thể thao Hà Nội.
Trong thời gian ngắn, nhờ sự chỉ đạo của tổ chức Đảng, tinh thần ham học của quần chúng và nỗ lực của các hội viên gồm những trí thức, học sinh, sinh viên yêu nước, phong trào truyền bá quốc ngữ mau chóng chở thành một phong trào quần chúng có tổ chức và thu được những kết quả tốt đẹp. Phong trào tiếp tục phát triển và sau Cách mạng tháng Tám 1945, trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào diệt dốt, Bình Dân học vụ.
* Ca Lê Hiến, nhà thơ, bút danh Lê Anh Xuân sinh ngày 5-6-1940 quê ở Vàm Nước Trong, xã Tân Bình, Mỏ Cày, Bến Tre. Nǎm 1952 ông thoát ly gia đình tham gia xếp chữ ở nhà in Trịnh Đình của Sở Giáo dục Nam Bộ. Nǎm 1954 ông tập kết ra Bắc và tốt nghiệp khoa sử trường Đại học Tổng hợp, làm giảng viên. Ít lâu sau được cử đi học nước ngoài nhưng ông xin được về quê hương chiến đấu. Cuối nǎm 1964 về Nam trong đoàn cán bộ giáo dục công tác ở Tiểu ban Tuyên huấn Trung ương Cục rồi chuyển về công tác ở Hội Vǎn nghệ giải phóng.
Ca Lê Hiến đã sáng tác các tập thơ "Tiếng gà gáy", "Hoa dừa", "Trường ca Nguyễn Vǎn trỗi", trong đó có bài thơ nổi tiếng "Dáng đứng Việt Nam". Ông hy sinh vào ngày 25-5-1968 ở vùng phụ cận Sài Gòn. Lúc đó ông 28 tuổi.
Thế giới
* Tổ chức thống nhất châu Phi (gọi tắt là OAU) được thành lập vào ngày này 25-5-1963 tại Ali Abêba (nước Êtiôpia) có hơn 50 nước thành viên. Hoạt động của OAU nhằm củng cố sự đoàn kết và phối hợp hành động của các nước châu Phi, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Cơ quan tối cao của OAU là Hội nghị những người đứng đầu nhà nước và Chính phủ. Trụ sở của OAU đặt tại Ali Abêba.