Gã khổng lồ General Motors phá sản, Toyota đau đầu với thu hồi xe trong khi Volkswagen cùng Hyundai vươn lên mạnh mẽ … là những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong năm 2009. Tạp chí nổi tiếng Motortrend đã điểm lại 10 sự kiện đáng chú ý nhất trong năm.
1. General Motors sụp đổ
Chẳng nghi ngờ gì nữa khi câu chuyện liên quan tới vụ sụp đổ hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors là sự kiện nổi bật nhất của năm không chỉ đối với nền công nghiệp ôtô Mỹ mà với cả thế giới.
Trên thực tế, cơn ác mộng phá sản của hãng xe lớn thứ 2 thế giới bắt đầu hiện hữu từ năm ngoái trước khi Tổng thống Obama đắc cử.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2008, chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã phê duyệt khoản cứu trợ đủ để GM và Chrysler tồn tại cho đến tháng 3/2009, thời điểm đương kim Tổng thống Obama tiếp nhận vừa tìm ra giải pháp lâu dài cho sự tồn tại của hai hãng xe lớn này.
Những khoản tiền cứu trợ lên tới hơn 17 tỷ USD cùng các sức ép cải tổ từ chính phủ cũng không ngăn được việc GM buộc phải sử dụng các điều khoản trong chương 11 của luật phá sản. Ngày 1/6 thời điểm đen tối đã đến, hãng xe từng thống trị nền công nghiệp ô tô thế giới trong nhiều thập kỷ chính thức phá sản.
Các thương hiệu của GM bị khai tử hoặc thanh lý.
Không chỉ các thương hiệu và các lãnh đạo cao cấp của GM cũng lần lượt ra đi. Chủ tịch lâu năm đồng thời là giám đốc điều hành của GM Rick Wagoner kết thúc vai trò điều hành vào tháng 3 sau khi kế hoạch cải tổ do ông vẽ ra không đủ thuyết phụ đối với Chính phủ Mỹ. Người thay thế ông Fritz Henderson cũng nhanh chóng rời khỏi vị trí vài tháng sau đó. Ed Whitacre người nổi tiếng với câu nói "Tôi chẳng biết gì về xe hơi cả" được cho là đứng đằng sau sự ra đi của
2. Chrysler lung lay
Không đến mức chính thức phá sản như đàn anh GM nhưng khó có thể nói năm 2009 là thời gian tốt lành đối với Chrysler. Thương hiệu này cũng sống lay lắt nhờ tài trợ của chính phủ rồi “kết duyên” cùng hãng xe Ý Fiat.
Sau khi tìm được người đỡ đầu mới, tương lai của Chrysler có phần tươi sáng hơn dù doanh số và thị phần của hãng xe này vẫn tiếp tục đi xuống. Người đứng đầu Chrysler giờ đây là Sergio Marchionne, lãnh đạo tài tình của Fiat.
3. Vụ mua bán đình đám của Volkswagen và Porsche
Đầu năm nay, Porsche tìm cách thâu tóm Volkswagen hãng xe lớn gấp mấy lần mình bằng cách nâng số cổ phần lên 50.76%. Kế hoạch tham vọng của thương hiệu xe sang này nhanh chóng sụp đổ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Porsche không những không có đủ tài chính để hoàn tất quá trình thâu tóm VW mà còn dính vài khoảng nợ khổng lộ 12,8 tỷ USD.
“Con mồi một thời” Volkswagen giờ đây lại trở thành cứu cánh của Porsche khi bỏ tiền ra trả nợ cho thương hiệu này và mua ngược trở lại. Kết quả ông chủ lâu năm của Porsch Wendelin Wiedeking phải ra đi và Porsche này chính thức trở thành thương hiệu thứ 10 của VW. Đầu tháng 12, VW gần như trở thành hãng xe lớn nhất thế giới sau khi hoàn tất việc mua 49,9% cổ phần của Porsche và 19,9% cổ phần của hãng xe Nhật Suzuki.
4. Hyundai/Kia, Subaru vươn lên trong khủng hoảng
Trong khi hàng loạt các hãng xe lớn trên thế giới lao đao vì khủng hoảng kinh tế, hãng xe Hàn Quốc Hyundai tăng trưởng chóng mặt. Hãng xe này không chỉ tung ra thương hiệu xe sang của chính mình với các đại diện như Genesis sedan, Equus sedan mà còn thành công với nhiều sản phẩm mới. Kết quả, thị phần của liên doanh Hyundai/Kia tại Mỹ tăng hơn 2,2% (Hyundai tăng 1,3% còn Kia 0,9%) trong 11 tháng và doanh số toàn cầu tăng xấp xỉ 24%.
Một hãng khác cũng tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số và thị phần trong năm 2009 là Subaru. Hãng xe này tăng 0.7% thị phần và bán chạy hơn nhiều đối thủ khác như Mazda, Volkswagen, BMW, and Chrysler. Không chỉ thế, mẫu xe đại diện của Subaru còn được vinh danh tại các giải thưởng xe quốc tế.
5. Ác mộng thu hồi xe của
Sẽ không ngoa nếu nói năm 2009 là năm buồn của
Vụ thu hồi đầu tiên tại Mỹ liên quan tới mẫu bán tải Tundra đời đầu với tổng cộng 110.000 xe. Vụ thứ 2 khủng khiếp hơn với gần 4 triệu xe dính lỗi ở thảm trải sàn làm cho xe tăng tốc đột ngột. Không chỉ liên tục thu hồi tại Mỹ, hãng xe này còn dính rắc rối trên nhiều nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật. Kết quả, hơn 6 triệu xe đã bị thu hồi chỉ trong năm 2009. Hãng xe này cho biết dành tới 6 tỷ USD cho việc thu hồi nhưng dường như khoản tiền này là không đủ.
6. Siêu xe liên tục trình làng bất chấp khủng hoảng
Dù khủng hoảng kinh tế tác động sâu rộng trên toàn cầu, năm 2009 vẫn chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt siêu xe.
Lamborghini mang tới 2 đại diện khủng Murcielago LP670-4 SuperVeloce và LP550-2 Valentino Balboni. Ferrari không kém cạnh khi cũng tung ra 2 đại diện mới F430 Scuderia Spider và 458 Italia.
Porsche mạnh tay hơn khi giới thiệu 3 mẫu 911 mới, 1 phiên bản Turbo mới, GT3, và GT3 RS đồng thời trình làng Panamera và Boxster Spyder.
Lexus ra mắt mẫu xe được mong đợi LFA, Mercedes-Benz gây chú ý với SLS AMG, Audi làm mới R8 bằng động cơ V-10, còn Bentley mang đến phiên bản mạnh nhất trong lịch sử hãng.
7. Xe bán chạy nhờ “Đập xe cũ mua xe mới”
Kinh tế khủng hoảng, xe hơi ế ẩm. Và lần lượt các chính phủ Đức, Mỹ … tung ra chương tình kích cầu mang tên “Đập xe cũ mua xe mới.
Những người dân chấp nhận bỏ những xe cũ có tuổi đời trên dưới 10 năm để mua xe mới thân thiện với môi trường sẽ được hỗ trợ tiền. Kết quả nhà nhà người người bỏ xe cũ mua xe mới. Tại Mỹ, chỉ sau 2 tháng, khoản tiền hỗ trợ gần 3 tỷ USD của chính phủ đã hết veo. Gần 700.000 xe mới được bán. Các hãng xe hoan hỉ nhưng không ít vấn đề cũng đã nổi lên hậu “Đập xe cũ mua xe mới”.
8. Xe nhỏ lên ngôi
Dù năm 2009 không có nhiều mẫu xe nhỏ mới nổi bật nhưng sẽ chẳng sai nếu nói về xu hướng xe nhỏ lên ngôi. Các hãng xe đều nghiên cứu tung ra thị trường những mẫu xe nhỏ, tiết kiệm thân thiện và giá phải chăng. Ford Fiesta, Mazda2, Fiat 500, Chevy Spark,
9. Xe xanh tiếp tục được phát triển
Xăng dầu tăng giá, ô nhiễm trầm trọng khiến các hãng xe không thể nằm ngoài xu hướng “xanh hóa”. Xe hybrid, xe điện là những giải pháp mà hầu hết các hãng xe hướng tới, kể cả xe sang.
Các mẫu xe “xanh” như Nissan Leaf, Audi e-tron, Mitsubishi i-MiEV, Chevrolet Volt, Ford Focus bản xe điện luôn là chủ đề được quan tâm của báo giới và dư luận.
Các hãng xe sang cũng tung ra nhiều concept “xanh” cho hợp thời. BMW có Vision EfficientDynamics Concept, Mercedes-Benz có B-Class F-CELL, và Lexus có LF-Ch hybrid.
10. Ford vượt khủng hoảng
Trong khi 2 hàng xóm là GM và Chrysler lao đao, Ford lặng lẽ cải tổ với chính sách “One Ford” (một Ford). Ford nhanh chóng bán các thương hiệu, thắt lưng buộc bụng, tung ra nhiều sản phẩm hợp lý. Kết quả, hãng xe Mỹ này dần cải thiện được doanh số, từng bước vượt qua khủng hoảng mà không cần tài trợ của chính phủ.