Không thể phủ nhận, vài năm trở lại đây, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm giảm rõ rệt, sự hài lòng của người dân đối với công tác này được cải thiện đáng kể là “thước đo” chuẩn xác nhất. Tuy nhên, nhìn tổng quát thì công tác quản lý đất đai, nhất là tại cấp cơ sở vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, nhiều tồn tại chưa hoặc khó được giải quyết triệt để. Nguyên nhân có nhiều và hệ lụy cũng đã thấy rõ…
Dù đã giảm so với trước, song số đơn thư của công dân phản ánh, kiến nghị, tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Không ít vụ việc về đất đai ở cơ sở chưa được giải quyết dứt điểm gây khiếu kiện kéo dài. Và một loạt tồn tại khác như: tranh chấp đất đai, vi phạm quy định về quản lý đất đai, cán bộ địa chính thiếu năng lực, gây phiền hà cho người dân… đang là những vấn đề được dư luận rất quan tâm.
Điểm qua vài vụ việc
Hơn 1 năm nay, người dân sống quanh một con ngõ của xóm Thái Cao, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên) thường xuyên chứng kiến sự cãi cọ, mạt sát lẫn nhau của một số người trong xóm bởi việc tranh chấp lối đi giữa họ không được giải quyết triệt để.
Giữa năm 2017, anh Hoàng Văn Quảng, xóm Thái Cao mang đơn đến UBND xã Tiên Phong trình báo việc gia đnh ông Nguyễn Văn Nhỡ và bà Nguyễn Thị Mến đào ao lấn chiếm đường. Sau nhiều lần nhận đơn của công dân và hòa giải bất thành, xã Tiên Phong xác định sự việc vượt quá thẩm quyền. Anh Quảng lại gửi đơn đề nghị thị xã giải quyết. Xác định hành vii đào ao của hai hộ gia đnh trên là sai, T.X Phổ Yên giao UBND xã yêu cầu các hộ phải trả lại hiện trạng con đường. Nhưng thời gian sau, gần chính giữa lối đi này lại “mọc” ra một hàng rào sắt. Cán bộ xã xuống giải quyết, hàng rào được nhấc dịch ra lề đường, một bên ao tuy được lấp nhưng thay vào đó là một hàng rào kiên cố được xây lên… Cách giải quyết nửa vời, thiếu quyết liệt này khiến mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư xóm Thái Cao vẫn âm ỉ. Theo bản đồ địa chính, con đường rộng bao nhiêu là đúng? Xác định hành vi của công dân là sai nhưng tại sao không kiên quyết xử lý? Vẫn là câu hỏi bị chính quyền bỏ ngỏ. Hệ quả là công dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Ban Tiếp công dân tỉnh và Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường gần 1 tháng qua.
Đầu năm nay, nhiều người dân xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh (Phú Lương) sửng sốt khi biết hơn 11 nghìn m2 đất đình làng đã “biến” thành đất thuộc sở hữu cá nhân. Nghệ nhân ưu tú của dân tộc Sán Chay Hầu Thanh Tĩnh đã làm đơn gửi lên UBND xã Tức Tranh đề nghị xem xét và trả lại nguyên trạng đất của đình. Nhưng nhiều tháng trôi qua, sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Lo lắng, sốt ruột nên người dân tiếp tục gửi đơn kiến nghị lên UBND huyện. Từ đây sự việc mới được làm sáng rõ.
Theo lời ông Trần Văn Hải ở xóm Đồng Tâm, người đang có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hơn 11 nghìn m2 đất đồi đình làng thì năm 2003, gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hề có diện tích ở đồi đình. Đến năm 2007, ông bị thất lạc giấy tờ nên xin cấp lại và thửa đất số 199, tờ bản đồ số 13 có diện tích 11.056m2 (tức là diện tích rừng có đnh tọa lạc) bỗng nhiên được đưa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình mình nhưng ông… không để ý nên không biết. Năm 2015, Dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới chạy qua khu vực xóm Đồng Tâm, ông mới biết đất đnh nằm trong sổ của gia đình mình. Sau khi phát hiện sự việc, ông Hải đã báo cáo Chi bộ và cán bộ địa chính xã xin được trả lại đất, nhưng cán bộ địa chính xã bảo “còn bận nhiều việc nên từ từ làm sau”. Chỉ đến khi UBND huyện Phú Lương tiếp nhận ý kiến của công dân và yêu cầu xã Tức Tranh làm rõ sự việc thì ông Hải mới được hướng dẫn làm thủ tục trả lại diện tích đất này (vốn do xã quản lý).
Trước đó rất lâu, từ năm 1997, huyện Đại Từ cho xã Cù Vân quy hoạch khu dân cư Suối Huyền với 36 lô đất. Các lô đất cơ bản đã được bán hết và không có vướng mắc. Còn lại 8 lô sau cùng được bán cho 7 hộ dân. Người dân đã nộp đủ tiền mua đất theo giá phê duyệt 4 triệu đồng/lô cho ông Nguyễn Đức Cảnh, cán bộ địa chính kiêm thủ quỹ của xã thời điểm đó. Mỗi người nhận một tờ giấy viết tay. Nhiều năm trôi qua, 8 lô đất vẫn chưa được cấp bìa và xã vẫn khất lần. Đến khi một trong số các hộ dân trực tiếp đi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị từ chối, mọi người mới vỡ lẽ giấy viết tay của ông Cảnh không có giá trị. Muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ phải nộp lại tiền mua đất theo giá hiện hành.
UBND xã hiện thời đã cho mời nguyên lãnh đạo xã và cán bộ địa chính thời điểm bán đất đến để xác minh thông tin. Tất cả đều khẳng định, 7 hộ đã nộp đủ tiền cho 8 lô đất. Nhưng theo chỉ đạo của UBND xã lúc bấy giờ, một phần số tiền ấy được dùng vào việc tu sửa đường giao thông và trường mầm non nên số tiền các hộ dân nộp đã không được nộp vào kho bạc. Ông Nguyễn Đức Cảnh phân trần: Lẽ ra, các hộ nộp đủ tiền sẽ được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do tôi bận nhiều việc nên không đề nghị lên Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện kịp thời. Sau đó, tôi nghỉ làm địa chính và sự việc bị bỏ trôi, tôi có trách nhiệm về việc này…
Những con số “biết nói”
Còn nhiều sự việc “có vấn đề” khác liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở được công dân phản ánh đến các cấp, ngành liên quan và báo chí mà chúng tôi không thể liệt kê hết ở đây. Điều đó cho thấy, công tác quản lý đất đai ở cấp xã vẫn đang là vấn đề nan giải, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận người dân chưa tốt.
Theo thông tin từ Ban Tiếp công dân tỉnh, năm 2016, trong số 1.812 lượt công dân được tiếp th số phản ánh, kiến nghị, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai là 1.235 lượt. Năm 2017, tổng số lượt công dân được tiếp là 1.484, liên quan đến đất đai chiếm gần 1.000. Trong 5 tháng đầu năm nay có 246/414 lượt cĩng dn cỉ ý kiến, khiếu nại, tố cáo sai phạm về đất đai. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, đối thoại của lãnh đạo các cấp với người dân, số ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến đất đai cũng thường chiếm nhiều nhất. Tại bộ phận tiếp nhận đơn thư bạn đọc của Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và một số cơ quan có thẩm quyền, số đơn thư liên quan đến lĩnh vực đất đai luôn chiếm khoảng 70%... Theo tìm hiểu của chúng tôi qua những đơn thư đó thì có những vụ việc khi mới phát sinh chỉ là vấn đề nhỏ nhưng cấp cơ sở không giải quyết dứt điểm, thiếu kiên quyết khiến người dân bức xúc gửi đơn đến nhiều nơi, gửi vượt cấp.
Những thống kê, rà soát của các cấp, ngành liên quan cũng cho thấy, phần lớn địa phương đều xảy ra các vi phạm pháp luật về đất đai của người dân; đều còn những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai. Ví dụ như tại huyện Võ Nhai, kết quả rà soát mới nhất cho thấy hiện còn tới 3.234 trường hợp người dân vi phạm về đất đai chưa được giải quyết (những vi phạm chủ yếu xảy ra từ trước năm 2014, phần lớn là tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và làm nhà ở nhưng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Hay như tại T.X Phổ Yên, số trường hợp người dân vi phạm về đất đai chưa được giải quyết hiện còn 1.341...