Du lịch Việt Nam qua những danh thắng nổi tiếng

08:40, 21/04/2017

Năm 2017 là năm được hy vọng sẽ mang nhiều khởi sắc đến với ngành du lịch Việt Nam. Để có thể đạt mục tiêu đến năm 2020 đón từ 18-20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 33-35 tỷ USD, các địa phương đang có sự đầu tư bài bản, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, và những nét văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền nhằm thu hút du khách. Báo Thái Nguyên trân trọng giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được tại các điểm du lịch nổi tiếng của đất nước.

 

 

Trường Quốc Học Huế (nay là Trường THPT Quốc Học Huế) được thành lập ngày 23-10-1896, là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Trải qua hơn 120 năm xây dựng và phát triển, nơi đây là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng…

 

 

Công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng trên diện tích 15ha, thuộc khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, huyện Tam Kỳ, bên trong khối tượng là không gian trưng bày, lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp cả nước.

 

 

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) là một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo của người Chămpa. Tháng 12 năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.

 

 

Trung bình mỗi ngày, khu đền tháp Mỹ Sơn thu hút được gần 1.000 du khách đến tham quan, trong đó chủ yếu là du khách nước ngoài.

 

 

Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 20 km. Đây là ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho Đăk Lăk. Thác có độ cao lớn nên nước chảy ầm ào, mạnh mẽ, tạo nên âm thanh đầy ấn tượng. Cùng với cảnh quan hoang sơ của rừng đại ngàn, khung cảnh xung quanh thác tạo ra một không gian trữ tình, thơ mộng, thu hút rất đông du khách đến thưởng ngoạn.

 

 

Đến Đăk Lăk ai cũng mong được đến thăm khu du lịch Buôn Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn)... Tại đây du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lắc lư, nghiêng ngả trên các cây cầu treo dài hơn 100 mét bắc ngang lưng chừng rặng si già; cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng, vườn Quốc gia Yok Đôn; tham quan nhà trưng bày các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các dụng cụ săn bắt voi; giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân tộc bản địa và thưởng thức các đặc sản ẩm thực của Tây Nguyên...

 

 

Nhà dài là ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống của người Êđê. Nhà được làm bằng nguyên liệu sẵn có của núi rừng gồm: Gỗ, tre, nứa, mái lợp bằng tranh... Nhà có cửa và cầu thang lên xuống được mở hai đầu hồi.

 

 

Thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) không chỉ được mệnh danh là “thành phố thi ca” mà còn nổi tiếng với những bãi tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng thành các cụm, tuyến du lịch biển tập trung, liên hoàn. Ảnh: Cảnh quan tuyệt đẹp ở bãi biển Quy Nhơn khi bình minh ló rạng.

 

 

Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), có độ cao gần 700 mét so với mực nước biển. Đây là điểm đến lý tưởng để ngoạn cảnh, hòa mình với thiên nhiên đất trời. Từ nơi đây nhìn về phía thành phố Đà Nẵng, du khách sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của một thành phố biển năng động, hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Ảnh: Bàn cờ tiên trên đỉnh Sơn Trà.

 

 

Toàn cảnh thành phố Đà Nẵng nhìn từ bán đảo Sơn Trà.