Năm 1960, trong một lần di chuyển bằng thuyền trên sông Đà, Bác đã chỉ tay xuống dòng sông và nói: “Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”. Và điều mong muốn của Bác đã trở thành hiện thực. Ngày 9-1-1986, lần thứ hai dòng sông Đà đã được ngăn để bắt đầu xây dựng đập. Công trình thủy điện trên sông Đà đã có một vị trí quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Công trình có hiệu quả và lợi ích tổng hợp về các mặt: Chống lũ lụt, bổ sung nguồn nước tưới, phát điện, giao thông vận tải, cải thiện môi trường thiên nhiên trong khu vực. Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người, trong đó có 11 công dân Liên Xô đã vĩnh viễn vùi xương trong lòng núi, dưới đáy sông. Sự mất mát này không có gì bù đắp được nhưng họ đã để lại cho đời một công trình thật vĩ đại.
Thủy điện Hòa Bình - biểu tượng công trình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trên dòng sông Đà. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở chỗ, toàn bộ 8 tổ máy và Nhà điều hành nằm hoàn toàn trong lòng một quả núi. Với 8 tổ máy vận hành riêng biệt bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988 (tổ máy 1) và hoàn thiện năm 1994 (8 tổ máy).
Nhà điều hành các tổ máy.
Kỹ sư Nhà máy Thủy điện Hòa Bình giới thiệu quy trình vận hành của các tổ máy.
.
Con đập cao 128m, dài 734m này được làm bằng đất, đá và bê tông. Hơn 6 vạn người tham gia, gần 50 triệu m3 đất, đá được đổ vào con đập.
C
Cửa tràn xả thoát lũ.
Đến năm 2100, bức thư trong Khối bê tông (nặng hơn 10 tấn) bảo vệ Bức thư thế kỷ sẽ được mở.