Miền Tây Nam Bộ là vùng cực Nam của Tổ quốc, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản vật phong phú. Cộng đồng dân cư nơi đây có nền văn hóa vừa đậm đà bản sắc địa phương, vừa gắn bó máu thịt với nền văn hóa chung của Tổ quốc. Có được vùng đất giàu đẹp, thiên thời, địa lợi, nhân hòa hôm nay là thành quả của biết bao mồ hôi, xương máu những thế hệ ông cha đã xây dựng và chiến đấu. Những ngày tháng Ba lịch sử, chúng tôi đã có dịp về với miền Tây Nam bộ để ghi nhận những thay đổi trên vùng đất này.
Một trong những điểm nhấn trong du lịch lịch sử của tỉnh Đồng Tháp là Khu Di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ðây là công trình để ghi ơn một nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cầu Cần Thơ được đưa vào sử dụng từ năm 2010 là công trình giao thông quan trọng bậc nhất khu vực miền Tây Nam bộ.
Với tuyến đường bộ Ngọc Hiển – Đất Mũi mới được xây dựng, du khách thập phương có thể đến thăm điểm tận cùng của Tổ quốc bằng đường bộ.
Tại Bạc Liêu, từ năm 2016, một nhà máy điện gió mới được hoàn thành, đưa vào vận hành, đấu nối và phát điện hòa vào lưới điện quốc gia, cung cấp sản lượng điện 320 triệu KWh/năm.
Với hơn 30% tỷ lệ dân số là người dân tộc KhMer, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động thiết thực trong bảo vệ và phát huy văn hóa KhMer. Trong ảnh: Ban nhạc lễ KhMer Chùa Mahatup (Chùa Dơi) biểu diễn phục vụ du khách tham quan Chùa.
Vĩnh Long được nhắc đến như một vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những con người tài năng cho đất nước. Trong ảnh: Cán bộ, phóng viên Báo Thái Nguyên tham quan khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.