Từ xa xưa, dân tộc Tày vùng Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái) và Hà Giang, Tuyên Quang tại các dịp lễ hội hay trong đám cưới, trai gái bao giờ cũng hát khắp, cọi đối đáp giao duyên với nhau. Đến bữa ăn, họ lại hát chúc rượu, mời rượu. Biết chối từ sao đây, uống nhiều sợ bị say lê lết người cười, bên gái có lời hát hỏi về gốc rượu (Cốc lảu). Bên trai nếu không biết hát đối lại phải "đỏ mặt" và bị phạt "rượu thua". Bên gái chọn người có giọng lượn, khắp nuột nà, trong nhất lên tiếng...
(Pí ới, khay pác noọng so khan/ khay cằm noọng so khắm/ cốc lảu dú háư oóc/ nhọt lảu dú hâư mà/ lảu pí au kỷ lai da khảu lộn/ khảu au kỷ lai pát khảu khuần/ men pí au kỷ lai ăn khảu pản/ chắng pền lảu ngáo vạng hom hương/ chắng pền lảu táng mường tốc lặm/ nặm pí au kỷ lai bằng khảu pha/ lảu pí pản tềng chà kỷ khằm/ chắng pền lảu bắc bắm văn thơ/ chắng pền lảu chầm khua tán tỉnh/ nàng kia nàng lùm mính tả phua/ quan kin quan lùm mia tả chụ/ kỷ thức da lịch sự khảu thom/ lảu chắng hom táng mường quá liệt/ lảu nạy kin tham thiết mọi tàng/ páo hẩư noọng khảo bang chắc đuổi?).
Cầm chén rượu trên tay, bên trai có người cất tiếng lượn:..."Noọng ơi, gốc rượu từ nơi giềng/ Thuốc rượu ở nơi men/ Mọi thứ thuốc lịch sự về gom/ Tìm hái thuốc lá thơm về trộn/ Cơm nhiều bát đem hòa/ Men chín quả cùng trộn/ Nước chín ống đem pha/ Rượu anh ủ trên nhà chín tối/ Lấy lá ráy gói ủ/ Rải lá mản xuống lót/ Chim nhạn xuống đỡ vén/ Chim én xuống đỡ vùi/ Rượu này ủ giờ Ngọ trước cơm/ Rượu này ủ giờ trưa trước bản/ Ba hôm rỏ nước mía/ Năm ngày ngọt nước đường/ Đổ xuống nồi miệng bằng/ Đặt lên kiềng ba lưỡi /Đem củi cật về nhóm/ Lựa củi sồi vào đun/ Mới thành rượu ngan ngát thơm hương/ Mới thành rượu khác mường để nhớ/ Mới thành rượu nấn ná văn thơ/ Mới thành rượu cười đùa tán tỉnh/ Quan then bỏ cả tính không đàn/ Con buôn uống quên đường vào chợ/ Lời anh kể, kể hết/ Lẩn quẩn mãi nên thôi/ Chúc em luôn là người xinh đẹp/ Chúc em mau nên cửa nên nhà/ Nên nhà nhớ đường xa anh với...”.
Noọng ới, cốc lảu dú đuổi khá/ da lảu dú đuổi men/ mọi thức da lịch sự khảu thoa/ lảu pí au lai da khảu lộn/ khảu pí au lai pát khảu khuần/ men lai ăn khảu pản/ nặm cảu bẳng khảu pha/ lảu pí pản tềnh chà cảu khắm/ au toong pục mà pản/ au toong mản mà loòng/ nọc ẻn lồng hưa pản/ nộc nhạn lồng hưa loòng/ lảu nạy pản giờ ngọ cón ngài/ lảu nạy pản giờ xoai con bản/ sam mự giật nặmk ỏi/ hả mự dọi nặm thương/ au lồng mỏ pác phiêng/ tẳng khẩn kiềng sam lịn/ au phừn mạy cật mà có/ au phừn mạy có mà đăng /chắng pền lảu ngáo vạng hom hương/ chắng pền lảu táng mường cách lặm/ chắng pền lảu bắc bắm văn thơ/ chắng pền lảu lỉn khua tán tỉnh/ quan then kin tả tính bấu tàn/ lục puốn kin lùm tàng khảu chợ/ kằm pí kể, kể thuổn/ uổn luộn pí so thôi/ chúc thụ noọng luôn hồi rùng nả/ chúc thụ hẩư noọng á pền lườn/ pền lườn còi chứ ơn pí đuổi!”.
Cứ thế họ hát đối đáp nhau, cuộc vui kéo dài mãi. Họ trao gửi cho nhau bao tâm tình sau bao ngày lao động cực nhọc để rồi vấn vương, thương nhớ trước lúc chia xa để rồi hẹn ngày gặp lại...