Họ là những võ sư sinh ra và lớn lên trên đất Bình Định, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, phải sống nơi đất khách. Dù ở đâu, trong họ vẫn nguyên vẹn niềm đam mê võ Việt và đang góp phần quảng bá cho võ Bình Định ở xứ người.
* “Đem chuông đi đánh xứ người”
Võ sư Hồ Bửu (Võ đường Tây Sơn - Bình Định, bang Virgina, Hoa Kỳ) là người Tây Sơn. Bắt đầu dạy võ từ năm 1963, dù trong hay ngoài nước, ông vẫn không ngừng truyền bá võ Bình Định. Nói về lý do trở về quê hương và tham gia Liên hoan (LH) Quốc tế Võ Cổ truyền Việt Nam, võ sư này tâm sự: “Đối với những người “đem chuông đi đánh xứ người” như chúng tôi, mỗi lần có lời mời tham gia hoạt động gì ở Việt Nam là chúng tôi đều rất hồ hởi tham gia. Các hoạt động tuy lớn nhỏ khác nhau nhưng đều là một cơ hội, một cú hích để thức tỉnh những người đang lơ là với võ cổ truyền nói riêng, truyền thống dân tộc nói chung”.
So với võ sư Hồ Bửu, tuổi đời lẫn tuổi nghề của võ sư Diệp Lệ Bích (Chưởng môn Bình Thái đạo, hiện sống ở
Sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn nhưng võ sư Trần Hoài (võ đường An Việt Y Võ Đạo, bang Conecticut, Hoa Kỳ) lại học võ cổ truyền ở khắp trong Nam ngoài Bắc và bắt đầu dạy võ từ năm 1970. Hiện ở Mỹ, võ đường của ông thường xuyên có khoảng 40 đến 50 võ sinh theo học, trong đó, 75% là người nước ngoài. Võ sư Hoài cho biết: “Người nước ngoài đã không học thì thôi, đã học thì rất nhiệt tình, ít khi bỏ các buổi tập”. Điều đặc biệt là võ sư Hoài không chỉ dạy võ, mà còn giảng giải cho những môn sinh ngoại về văn hóa phương Đông, giúp họ hiểu vấn đề từ gốc rễ, từ đó, tiếp thu tốt hơn.
Võ sư Diệp Lệ Bích đang hướng dẫn cho một võ sinh luyện bài “Xuyên vân nhuyễn tiên kiếm”.
* Cần lắm những kết nối
Trao đổi với chúng tôi, hầu hết các võ sư Bình Định ở nước ngoài đều cho rằng: việc truyền bá võ Bình Định ở nước ngoài còn nhiều khó khăn, do các võ đường hoạt động rời rạc, manh mún.
Võ sư Hồ Bửu tâm sự rằng do người Việt ở Mỹ sống rải rác, nên khó tập trung để huấn luyện, nhiều người Việt lại không hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn truyền thống. Thế nhưng, thuận lợi trước mắt là thế hệ trẻ khi bước vào tập luyện lại rất đam mê. Bên cạnh đó, không ít người dân bản địa cũng rất thích và tham gia tập võ nhiệt tình. Có điều, để thu hút thêm võ sinh thì phải có sự kết nối. Kết nối không chỉ giữa những võ đường ở nước ngoài với nhau, mà còn là giữa các dòng võ cả trong và ngoài nước. Việc tổ chức những hoạt động như LH Quốc tế Võ cổ truyền Việt
Theo các võ sư, để những LH lần sau thành công hơn, thì cần tổ chức chuyên nghiệp hơn. Ở nước ngoài, để có một chuyến đi xa như đến Việt