Hoạt động văn hóa trong làng diễn ra hằng năm đã góp phần trao truyền các giá trị văn hóa từ thế hệ trước cho đến thế hệ sau và đình làng đã trở thành không gian chủ yếu của các sinh hoạt cộng đồng từ hội họp cho đến vui chơi.
Có nhiều cách kiến giải khác nhau về lịch sử hình thành đình làng, sớm nhất là vào thời nhà Đinh (thế kỷ thứ VII), ở kinh đô Hoa Lư đã có những dịch đình làm nơi nghỉ chân cho sứ thần nước ngoài. Có khi nó được dùng cho vua nghỉ ngơi trong lúc đi tuần thú tại các vùng. Đến thời Trần nghệ thuật trang trí và kiến trúc của đình trạm được quy định cụ thể song vẫn là nơi quan quân nghỉ ngơi và đi làm nhiệm vụ. Nhiều nhà nghiên cứu đã liên hệ với ngôi nhà trên trống đồng Đông Sơn và nhà rông ở Tây Nguyên để cho rằng đình có nguồn gốc từ ngôi nhà chung của làng xã từ thời tiền sử hoặc sơ sử của dân tộc. Đình bắt nguồn từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam nó đã khác đi nhiều về cả ý nghĩa, kiến trúc, không gian thờ thánh thần cũng như chức năng sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Đình liên quan chặt chẽ đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng cho nên việc xây dựng phải được xem xét cẩn thận về thế, hướng đất của đình. Người xưa xây đình thường kiêng hướng Bắc hoặc Đông vì đó là hướng u tối hắc ám, hướng
Không gian trong đình thường gồm đại đình và hậu cung. Đại đình (đại bái) là nơi hành lễ, tiến hành sinh hoạt cộng đồng. Có diện tích và không gian khá rộng, tạo ra sự bề thế sang trọng, nó được chia nhỏ làm ba phần: chính giữa là nơi tế tự, hai bên tả hữu có hương án thờ. Hậu cung (nội điện) là nơi thờ Thành Hoàng (bài vị, tượng) có không gian khép kín. Hai bên bàn thờ có hai hàn tự khí: cờ quạt, tán lọng, đồ bát bửu, ngựa hồng, ngựa bạch.
Trong những chức năng của đình thì chức năng văn hóa là nổi bật nhất, thể hiện một không gian sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội hàng năm thường diễn ra ở đình, từ nghi lễ tế Thành Hoàng, rước bài vị đến vui chơi trong lễ hội. Đình trở thành trung tâm văn hóa thôn, xóm, một điểm hội tụ sinh hoạt của người dân nông thôn. Các hoạt động hội hè bao gồm: diễn xướng dân gian, những hoạt động có tính thượng võ và rèn luyện thể lực, những cuộc thi nhằm rèn luyện kỹ năng lao động.
Đình làng vừa có tính chất như hội trường để hội họp bàn việc chung, vừa là nơi thực hiện việc ăn uống chung của công đồng. Đình cũng như là nơi xét xử những công việc nội bộ làng xã theo những quy định trong hương ước.
Trong tổng thể không gian văn hóa làng, ngôi đình hiện ra thân quen và gần gũi với người dân, bởi thế hình ảnh cây đa, bến nước sân đình đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt khi xa quê. Và đình làng còn là cái cớ cho bao lứa đôi dãi bầy tình cảm:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu